Khi di chuyển bằng phương tiện máy bay, một điều bạn luôn cần nhớ mang theo giấy tờ chứng minh nhân thân để làm thủ tục, phổ biến nhất là căn cước công dân (CCCD). Trong trường hợp người dân không có CCCD liệu có lên máy bay được không?
Không có CCCD liệu có làm thủ tục lên máy bay được không?
Khi đi máy bay, người dân phải xuất trình giấy tờ chứng minh nhân thân để làm thủ tục. Trong đó, Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hay giấy khai sinh là các loại giấy tờ phổ biến được nhiều người sử dụng nhất. Tuy nhiên, nếu không có Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh thì bạn vẫn có thể sử dụng các giấy tờ khác thay thế.
Cụ thể, theo quy định tại Phụ lục XIV Thông tư 13/2019/TT-BGTVT, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên có thể sử dụng một trong các giấy tờ sau đây để đi máy bay trong nước:
- Hộ chiếu, giấy thông hành, thị thực rời, thẻ tạm trú, thẻ thường trú;
- Thẻ Đại biểu Quốc hội; thẻ Nhà báo; thẻ Đảng viên;
- Giấy phép lái xe ô tô, mô tô;
- Thẻ của Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia;
- Thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay loại có giá trị sử dụng dài hạn;
- Thẻ nhận dạng của các hãng hàng không Việt Nam;
- Giấy xác nhận nhân thân do Công an phường, xã nơi thường trú/tạm trú cấp có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và có giá trị trong vòng 30 ngày kể từ ngày xác nhận, giấy này bao gồm các nội dung:
+ Cơ quan xác nhận, người xác nhận;
+ Ngày, tháng, năm xác nhận;
+ Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quê quán, nơi thường trú của người được xác nhận;
+ Lý do xác nhận.
- Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền chứng nhận hành khách là người vừa chấp hành xong bản án.
Đây là những loại giấy tờ tùy thân quan trọng mà hành khách cần chuẩn bị trên tất cả các chuyến bay nội địa hay quốc tế. Song song đó, đối với các chuyến bay đến những quốc gia cần có visa, hành khách cần phải chuẩn bị thêm visa để có thể làm thủ tục xuất cảnh. Quan trọng hơn hết, những loại giấy tờ tùy thân đi máy bay hành khách phải còn giá trị sử dụng, có hình ảnh và được đóng dấu giáp lai.
Ngoài ra, công dân cũng có thể sử dụng tài khoản định danh mức độ 2 trên ứng dụng VNeID để thay thế các giấy tờ trên. Cục Hàng không Việt Nam đã có thông báo gửi tới toàn bộ các sân bay, hãng hàng không yêu cầu sử dụng thông tin của hành khách đã được tích hợp trên VNeID để xác thực danh tính khi làm thủ tục bay.
Quy định giấy tờ đối với hành khách mang quốc tịch nước ngoài
Những hành khách mang quốc tịch nước ngoài dù thực hiện các chuyến bay quốc tế hay các chuyến bay nội địa Việt Nam cần chuẩn bị những giấy tờ tùy thân quan trọng sau:
- Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy thông hành, thị thực rời;
- Chứng minh thư ngoại giao do Bộ Ngoại giao cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế;
- Thẻ thường trú, thẻ tạm trú;
- Giấy phép lái xe ô tô, mô tô;
- Thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay loại có giá trị sử dụng dài hạn;
- Thẻ nhận dạng của các hãng hàng không Việt Nam.
- Đối với những hành khách là trẻ em chưa có hộ chiếu riêng thì hành khách cần dán ảnh và ghi rõ ngày tháng năm sinh của trẻ trên hộ chiếu của người đại diện hợp pháp: cha mẹ ruột, che mẹ nuôi, người giám hộ…
Hành khách khi bị mất hộ chiếu cần phải có công hàm của cơ quan ngoại giao, lãnh sự của quốc gia hành khách mang quốc tịch hoặc công văn của sở ngoại vụ (có xác nhận của cơ quan công an địa phương nơi hành khách mất hộ chiếu) xác nhận nhân thân và việc mất hộ chiếu của hành khách, có dán ảnh, dấu giáp lai. Công hàm, công văn xác nhận có giá trị sử dụng 30 ngày kể từ ngày xác nhận.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Cảnh báo chiêu lừa đảo mới thông qua CCCD: Người dân nên biết kẻo thiệt thòi
-
Trước ngày 1/7/2024: 5 trường hợp này bắt buộc phải đi đổi Căn cước, càng cố giữ lại càng bị xử phạt nặng
-
Cách phân biệt căn cước công dân gắn chip thật - giả để không bị lừa: Cứ nhìn 4 điểm này là rõ
-
Sang năm 2024, chỉ duy nhất đối tượng này được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip vô thời hạn
-
Từ tháng 7/2024 áp dụng luật căn cước, thẻ căn cước công dân cũ có phải đổi sang mẫu mới?