Sang năm 2024, chỉ duy nhất đối tượng này được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip vô thời hạn

12:10, Thứ hai 08/01/2024

( PHUNUTODAY ) - CCCD gắn chip cũng có thời hạn nhất định theo độ tuổi, tuy nhiên, vẫn có trường hợp được cấp CCCD không có thời hạn. Đó là trường hợp nào?

Đối tượng được cấp Căn cước công dân gắn chip vô thời hạn

Căn cước công dân (CCCD) gắn chip hay còn gọi là thẻ căn cước điện tử là một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam, đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. CCCD có giá trị chứng minh về căn cước công dân và cho phép người dùng tiếp cận nhiều dịch vụ đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau.Thời có thời hạn sử dụng của CCCD được áp dụng theo nguyên tắc của Điều 21 Luật CCCD 2014. Cụ thể như sau:

doi-tuong-cap-cccd-vo-thoi-han-2

- Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

- Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định trên thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Như vậy, có thể thấy nếu trong trường hợp công dân đó đã đủ 60 tuổi, tính đến thời điểm cấp thẻ, thì không cần làm thủ tục đổi thẻ bất cứ lần nào nữa, trừ trường hợp thẻ bị mất, hoặc bị hư hỏng…

Bên cạnh đó, những người đi làm Căn cước công dân gắn chip khi đủ 58 tuổi cũng được sử dụng thẻ mà không cần phải đi đổi thẻ ở mốc đủ 60 tuổi và sau đó.

Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân gắn chip

Theo Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân như sau:

- Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

- Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

doi-tuong-cap-cccd-vo-thoi-han-1

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin quy định tại mục 2; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014.

- Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.

Sử dụng thẻ Căn cước công dân không đúng quy định bị xử phạt như thế nào?

Mức xử phạt khi sử dụng CCCD không đúng quy định

doi-tuong-cap-cccd-vo-thoi-han-8

Điều 10 Nghị định 144/2021 có quy định cụ thể về xử phạt vi phạm hành chính trong việc vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng CMND hoặc thẻ CCCD.

Trong đó, điểm b, khoản 1 có quy định về việc không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD có thể bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Thêm