Không có cây này bạn sẽ tiếc nuối khi đọc bài dưới đây

( PHUNUTODAY ) - Đây chính là nguyên nhân mà nhà bạn nên trồng ngay cây rau răm ngay - nhớ tìm hiểu kỹ nhé.

Lợi ích từ cây rau răm

 

Trong đông y, rau răm có tác dụng kích thích tiêu hóa, hoạt huyết tiêu độc.Chữa nước ăn chân: Rau răm giã nhỏ đắp hoặc lấy nước bôi vào nơi bị đau, ngày 2 lần

Rau răm thích ẩm, chịu nóng và có thể sống trong môi trường ngập nước. Rau dễ trồng đến mức tồn tại gần như hoang dại bởi có khả năng mọc chồi gốc và chồi thân khỏe.

Ít người biết rau răm ra hoa kết quả hằng năm trên những cây không bị cắt, hái ngọn thường xuyên. Cành và lá rau răm vừa là rau quen, vừa là dược liệu quý. Loại rau răm tươi, thân đỏ hơi ngả tím hay được sử dụng để làm thuốc.

Rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Tác dụng của rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, tiêu thực, sát trùng, tán hàn. Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt. Ăn rau răm nhiều sinh nóng rét, giảm tinh khí, thương tổn đến tủy, suy yếu tình dục. Phụ nữ những ngày thấy tháng (kinh nguyệt) không nên ăn rau răm dễ bị rong huyết.

Chữa hắc lào, ghẻ lở: Có thể giã nát rau răm để đắp hoặc lấy rượu ngâm rau răm để bôi.Chữa đầy hơi, chướng bụng: Rau răm tươi giã nhỏ. vắt lấy nước uống. Bã đem xoa bụng, tập trung vào vùng rốn.Tuy nhiên không nên ăn nhiều rau răm sẽ làm giảm ham muốn ở cả nam và nữ. Phụ nữ có thai không nên ăn vì có thể gây sảy thai.

Trước hết, ta phải hiểu là rau răm không độc. Nhưng nếu dùng rau răm thường xuyên, dung lượng rau răm nhiều sẽ làm giảm tình dục, giảm ham muốn cả đàn ông lẫn đàn bà, kém cường dương tráng khí, chân huyết sẽ khô đi, phụ nữ có thể trở nên vô kinh (mất chu kỳ kinh nguyệt).

Do vậy, sử dụng rau răm để tránh những cơn bốc dương, an tâm tu hành để đắc đạo là chuyện có thật diễn ra từ lâu trong đời sống nhà chùa.

Rau răm còn là vị thuốc chữa đau bụng, đầy hơi, lạnh bụng, nôn mửa, say nắng, khát nước. Nước ép rau răm tươi có khả năng giải độc nọc rắn. Dùng ngoài có thể chữa hắc lào, ghẻ lở, sâu quảng và tê bại.

Kỹ thuật trồng cây

 

Người trồng có thể trồng cây trên ban công, trong vườn nhà, nên chọn nơi gần nước, đủ độ ẩm, phương pháp trồng thông thường là bằng đoạn cành. Khi trồng, người dân nên cắt cây thành từng đoạn dài 12 -15 cm, có khoảng 5 – 6 mắt, lấp đất khoảng 2/3 đoạn cành, sau đó dận chặt gốc rồi tưới nước đủ ẩm. Cây nên được trồng vào đầu mùa mưa hoặc cuối mùa mưa.

Rau răm giống đã cắt ra nếu chưa kịp trồng cần được bảo quản chỗ râm mát. Gốc cây nên đặt xuống dưới, ngọn hướng lên trên, người trồng nên tưới nước đều để rễ phụ dễ dàng đâm ra, khi trồng cây sẽ chóng bén rễ. Ngoài ra, người dân có thể giâm rau răm giống vào đất bùn ẩm và đem trồng.

Cách chăm sóc: Sau khi trồng từ 1 tuần đến 10 ngày, rau răm sẽ bén rễ, lá xanh ở nách, ngọn bắt đầu nhú ra, người trồng nên tưới một đợt phân loãng (có thể dùng nước phân lợn pha loãng hay dùng phân urê với nồng độ 1% tưới vào gốc, 10 -15 ngày bón 1 lần). Các lần sau, người chăm cây có thể dùng phân hỗn hợp NPK để tưới. Để bảo đảm rau sạch, cây nên được ngừng bón 1 – 2 tuần trước khi thu hoạch.

Tác giả: Ngọc Lê