Biết áp dụng quy tắc chiếc gương
Xã hội ngày càng phát triển, con người dần trở nên lạnh nhạt, vô tâm với nhau. Đôi khi một người bên ngoài luôn đối tốt với bạn nhưng ai biết được rằng phía sau họ đang nghĩ gì.
Có câu: "Sông sâu biển thẳm dễ dò, nào ai lấy thước mà đo lòng người". Lòng người khó đoán là thế, nhưng giữa cuộc sống bộn bề tấp nập làm sao biết được ai tốt ai xấu, ai hiền lành ai nham hiểm, hai mặt.
Tất cả phải dựa vào kinh nghiệm sống của bản thân để nhận diện được ai thật lòng và ai lợi dụng mình và có cách ứng xử phù hợp.
Mỗi người bạn gặp trong đời đều là một chiếc gương cho chính bạn. Họ phản ánh tính cách, đặc điểm của bạn, kể cả những người bạn không thích. Những đặc điểm bạn thấy ở mọi người xung quanh cho bạn cơ hội nhận biết bản thân và trưởng thành.
Tất cả những phẩm chất bạn ngưỡng mộ nhất, hoặc những tính cách bạn ghét nhất đều phản ánh chính bạn. Ví dụ, nếu một ai đó đối xử với bạn một cách không tôn trọng, đó có thể do cách bạn xử sự với người khác mà không để ý.
Nếu bạn muốn thay đổi điều gì đó trong mối quan hệ, hãy bắt đầu từ chính mình, hãy thay đổi theo cách bạn muốn nhận được.
Luôn đọc sách để nuôi dưỡng trí tuệ, bảo vệ tâm hồn
Để phát triển trí tuệ và bồi dưỡng tâm hồn con người thì "văn hóa đọc" được các nhà khoa học xếp ở vị trí số 1, trên cả "văn hóa nghe" và "văn hóa nhìn". Do vậy, muốn làm phong phú tâm hồn, nhân cách và làm giàu kiến thức cho bản thân, mỗi người, nhất là các bạn trẻ rất nên quan tâm đến văn hóa đọc.Sách là người bạn thân thiết của mỗi người, đọc những cuốn sách hay chúng ta có những phút giây được tự do theo đuổi những suy nghĩ, những rung động riêng hòa theo hồn câu chữ mà không bị vướng bận bởi bất cứ thứ gì.
Nhờ vậy con người ta vừa được tiếp thu thêm nguồn tri thức bổ ích, giúp mở mang trí tuệ, vừa có cảm giác thanh thản hơn như được trở về với chính mình sau vòng quay nghẹt thở của công việc, của sự bận rộn mỗi ngày.
Bên cạnh đó, nguồn tri thức từ sách là hành trang quý báu để mỗi người bước vào cuộc sống, sống và khẳng định mình giữa cuộc đời. Do vậy, đọc và tiếp thu tri thức từ sách giúp ta tự tin hơn trên bước đường đời của mình, trước những gì mình cần phải làm để sống một cuộc đời ý nghĩa.
Tựu trung lại, văn hóa đọc sinh ra tri thức. Chính tri thức mới sinh ra sức mạnh trí tuệ để đất nước và xã hội phát triển, đồng thời góp phần làm phong phú tâm hồn và không ngừng hoàn thiện phẩm giá, nhân cách của mỗi con người.
Có sức khỏe mà không có trí não, người như vậy chỉ có thể là "thùng gạo". Nhưng một người luôn nâng cao trí óc mà không giữ gìn sức khỏe,, cuối cùng, cũng không thể thành tài. Chỉ bằng cách kết hợp rèn luyện trí não và duy trì sức khỏe, những tài năng đó mới có thể tồn tại lâu dài và có giá trị lớn.
Hiểu được sức mạnh của sự lạc quan
Thể chất và tâm lý của con người luôn có sự ảnh hưởng mật thiết với nhau. Bất cứ một sự thay đổi nào về mặt tâm lý cũng kéo theo những sự thay đổi nhất định về mặt thể chất và ngược lại.
Giữa sức khỏe và thái độ sống lạc quan có mối liên quan và ảnh hưởng lẫn nhau. Do đó khi cơ thể khỏe mạnh chúng ta dễ vui vẻ hơn. Khỏe mạnh mới khiến não bộ thông minh, linh hoạt, dễ tư duy sáng tạo. Cho nên, mỗi chúng ta phải biết giữ gìn sức khỏe để sống lạc quan; và một khi đã duy trì được một thái độ sống lạc quan thì đó lại là liều thuốc bổ cho chính sức khỏe của bạn.
Vì vậy, đừng bỏ qua những điều nhỏ nhặt quanh bạn và cũng đừng chê trách cuộc sống. Hãy tận hưởng vẻ đẹp của tự nhiên, những mùa hè ngập nắng, những dòng sông êm đềm, những cánh rừng xanh thẳm, những người bạn tuyệt vời...
Khi bạn vẫn còn sống trong cuộc đời này, hãy cảm nhận mọi thứ để có những giây phút hạnh phúc. Mỗi sáng thức dậy, chỉ cần dành một chút thời gian để tập thể dục, cũng đủ để bạn có được trạng thái khỏe khoắn, thoải mái, yêu đời và sống lạc quan suốt cả ngày!
Hoảng mà không loạn, ấy mới là người thực sự mạnh mẽ
Khi lâm vào cảnh sóng gió ập tới, con người ta khó tránh khỏi sự hoảng loạn, bất an. Tâm mà hoảng thì lòng sẽ động, nhưng trong động lại cần có tĩnh. Hoảng mà không loạn mới là người có đủ năng lực để đảm nhận trọng trách, làm nên đại sự.
Người xưa có câu: “Gặp chuyện lớn mà không loạn, gặp sóng lớn mà không mất đi thói quen thường ngày” chính là cách thể hiện tâm thái xử thế, cảnh giới ung dung tự tại của đời người.
Người có tài, có tâm sẽ giữ tâm trí ổn định, không để sự lo lắng làm lạc mất tư duy, từ đó mới bình tĩnh tìm cách xử trí mọi chuyện. Không chỉ tâm bình khí hòa mà để làm được điều này, người ta còn cần giỏi về ứng biến linh hoạt, không ngừng hoàn thiện bản thân.
Không ngừng đúc rút kinh nghiệm, tích lũy giá trị, rèn giũa bản thân mỗi ngày từ trong gian khó, chúng ta mới liên tục trưởng thành theo dòng chảy của thời gian. Mỗi một cảnh giới đều là dấu mốc quan trọng mà có người phấn đấu cả đời cũng không thể chạm tới. Nhưng nếu đã chạm tới, họ ắt sẽ hiểu thấu cái gì là tự tại, cái gì là an yên và hạnh phúc với nhân sinh của mình.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
4 bí mật người thông minh không bao giờ tiết lộ: Nói ra là dại, giữ lại mới là khôn
-
Đừng gọi phụ nữ là "người đẹp", hãy gọi bằng 3 tên này, nàng nghe xong sẽ hạnh phúc hơn
-
Người có 3 thói quen này: Đi đến đâu cũng có quý nhân giúp đỡ, làm gì cũng may mắn, suôn sẻ
-
Các cụ dặn kỹ: ''Rồng không đánh nhau với rắn, người càng khôn ngoan càng hiểu rõ 3 điều này''
-
6 thói quen của người có vận mệnh phú quý, không thể sai được