Lá tía tô ngày nay không chỉ là gia vị trong món ăn, mà chúng "làm mưa làm gió" trên thị trường với công dụng làm đẹp và chăm sóc sức khỏe. Tía tô được bán ở dạng trà, tinh chất làm đẹp, dung dịch tắm rửa vệ sinh... Thế nên nhiều người sẵn tiện có tia tô trong vườn hoặc mua chợ rất rẻ nên về nấu nước uống thường xuyên.
Công dụng của lá tía tô
Trị mụn đẹp da: Lá tía tô có tính khử khuẩn. Nên tía tô được dùng để làm đẹp. Hoạt chất Priseril trong lá tía tô giúp làm mờ sắc tố, giúp trắng da. Thế nên nhiều người dùng lá tía tô để tắm trắng, rửa mặt, trị nám, tàn nhang... Tía tô còng được dùng để tắm trắng rất nổi tiếng trong diễn đàn chị em.
Bảo vệ hệ tim mạch và thần kinh: tinh chất lá tía tô có thể ngăn cản sự xuất hiện của phản ứng dị ứng bên trong cơ thể. Thành phần Omega-3 trong loại lá này tương đối cao nên chống viêm, chống oxy hóa tốt đồng thời cũng là nguồn năng lượng để tăng cường chức năng nhận thức của não bộ, nhờ đó mà chống lại nguy cơ mất trí nhớ ở người già.
Đặc biệt, Omega-3 nếu được hấp thụ hàng ngày còn hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch.
Hỗ trợ trị gout và tốt cho tiêu hóa: Lá tía tô có đến 4 hoạt chất có công dụng làm giảm enzym xanthin oxidase - tác nhân làm hình thành axit uric gây ra bệnh gout. Do đó dùng tía tô có thể hỗ trợ cải thiện đầy hơi, khó tiêu, bệnh trào ngược dạ dày và chứng táo bón nhẹ ở hội chứng ruột kích thích .
Chữa ngứa ghẻ: Uống nước lá tía tô có thể cải thiện tình trạng mẩn ngứa, mề đay trên da. Việc dùng loại nước này hàng ngày đặc biệt hiệu quả với việc đẩy lùi các triệu chứng buồn bực, ngứa ngáy ở người bị nổi mề đay.
Nâng cao miễn dịch: So với nhiều loại dầu thực vật khác thì dầu hạt tía tô chứa nhiều axit Omega-3 alpha-linolenic hơn cả. Vậy lá tía tô có tác dụng gì trên phương diện này? Axit Omega- 3 rất tốt đối với kiểm soát tình trạng tự miễn dịch như hen suyễn, lupus và viêm khớp dạng thấp. Lá tía tô cũng có thể giúp hỗ trợ giảm tình trạng hen suyễn. Không những thế, dầu hạt tía tô còn ức chế sự di chuyển của tế bào bạch cầu đến phổi, ngăn ngừa nguy cơ sốc phản vệ - đáp ứng miễn dịch bất thường với mức độ nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến tính mạng khi không được cấp cứu ngay.
Những ai nên tránh tía tô?
Tía tô có nhiều công dụng nhưng không tốt với các đối tượng sau:
- Người đang bị rối loạn đường tiêu hóa, đi ngoài phân lỏng: Tía tô tốt cho tiêu hóa nhưng khi đang bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa thì nên tránh dùng. Đặc biệt nếu ăn sống trong trường hợp này thì có thể làm tình trạng năng hơn. Hơn nữa tía tô có thể tăng kích thích nhu động ruột nên đi tiêu nhiều hơn gây khó chịu.
- Sau khi dùng tía tô, cơ thể ra mồ hôi liên tục không ngưng: Những người gặp trường hợp này dù đã ở nơi thoáng mát, thì cũng cần dừng sử dụng tía tô ngay. Lá tía tô có công dụng giải biểu, giúp cơ thể ra mồ hôi để trị bệnh, đưa tà khí ra ngoài bằng việc toát mồ hôi. Thế nhưng nếu sau khi dùng mà mồ hôi toát không ngưng thì cơ thể sẽ mệt mỏi, mất điện giải, chóng mặt, chuột rút thì nên dừng uống nước lá tía tô lại, đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám kịp thời.
- Phụ nữ sau khi sinh đẻ: Sau sinh nở, cơ thể phụ nữ khá nhạy cảm nên cẩn trọng việc dùng tía tô. Với người khí huyết kém, dùng tía tô lại càng khiến cơ thể bạc nhược. Vì vậy phụ nữ mới sinh đẻ xong không nên sử dụng tía tô.
Tác giả: An Nhiên
-
Loại đũa rất dễ nhiễm khuẩn, gây hại cho hệ tiêu hoá: Rất nhiều nhà sử dụng
-
Ăn xoài mỗi ngày, cơ thể nhận về nhiều lợi ích sức khoẻ không nên bỏ qua
-
Đánh răng trước hay sau khi ăn sáng mới đúng: Phải chăng chúng ta đang làm sai?
-
Leo cầu thang: "Kẻ thù" hay "Bạn đồng hành" của sức khỏe đầu gối?
-
Những thực phẩm rẻ tiền lại giàu canxi cho người không uống được sữa