Muỗi là loài côn trùng gây hại, chúng là vật trung gian lây truyền các bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản,... Trong khi các loại hóa chất diệt muỗi trên thị trường có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng chúng lại chứa những chất độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường sống, vì thế nhiều gia đình hướng tới việc đuổi muỗi bằng các phương pháp tự nhiên an toàn, hiệu quả, thân thiện. Một trong những cách đuổi muỗi dân gian vừa an toàn vừa hiệu quả chính là sử dụng lá ngải cứu khô.
Tại sao lá ngải cứu có thể đuổi muỗi?
Ngải cứu là một loại cây thảo mộc quen thuộc trong y học cổ truyền phân bố rộng khắp 3 miền của Việt Nam. Ngải cứu thường được dùng trong ẩm thực, chế biến thành rất nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng. Ngải cứu còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Ngải cứu có mùi thơm đặc trưng, hơi nồng, có khả năng xua đuổi côn trùng, đặc biệt là muỗi. Thành phần trong lá ngải cứu chứa tinh dầu tự nhiên có tính kháng khuẩn và đuổi muỗi rất tốt.
Ngải cứu phơi khô khi đốt lên khiến côn trùng, nhất là muỗi cực kỳ sợ hãi, khói bốc lên từ loại cây này có khả năng làm tê liệt hệ thần kinh của muỗi và khiến chúng tránh xa khu vực có mùi khói đó. Khói từ lá ngải cứu không độc, lại thơm, thân thiện với môi trường và phù hợp với gia đình có trẻ nhỏ, người già hoặc người có cơ địa nhạy cảm.
Hướng dẫn chuẩn bị lá ngải cứu khô để đuổi muỗi
Thu hoạch lá ngải cứu: Bạn nên chọn những cây ngải cứu tươi, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Một lưu ý là bạn nên thu hoạch vào buổi sáng khi lá còn tươi và nhiều tinh dầu.
Phơi khô: Rửa sạch lá rồi phơi khô, nếu khô trong bóng râm là tốt nhất để cây giữ được tinh dầu nhiều nhất, tới khoảng 3-5 ngày cho đến khi lá giòn, dễ vụn khi bóp nhẹ. Dùng máy sấy cũng được, tuy nhiên cách phơi nắng giúp lá giữ được mùi hương tự nhiên lâu hơn.
Bảo quản: Sau khi phơi khô, bảo quản lá ngải cứu trong túi vải, hũ thủy tinh hoặc túi zip kín để tránh ẩm mốc. Nên để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Các cách đuổi muỗi bằng lá ngải cứu khô
Đốt lá ngải cứu khô trong phòng
Đây là phương pháp phổ biến và dễ thực hiện nhất. Bạn chỉ cần lấy một nắm nhỏ lá ngải cứu khô, đặt vào một chiếc đĩa kim loại hoặc lò đất nhỏ, sau đó đốt cho khói bốc lên. Bạn đặt đĩa ngải cứu đốt này ở góc phòng, gậm tủ, hoặc là nơi muỗi thường tụ tập như gần cửa sổ. Đóng kín cửa trong khoảng 10–15 phút để khói lan tỏa khắp phòng. Sau đó, bạn mở cửa ra, muỗi sẽ ngay lập tức bay ra ngoài.
Treo túi ngải cứu khô ở cửa sổ hoặc cửa ra vào
Hoặc đơn giản hơn bạn có thể bỏ một ít lá ngải cứu khô vào túi vải nhỏ rồi treo ở những vị trí mà muỗi dễ bay vào như cửa sổ, cửa ra vào, ban công,… Mùi hương từ lá khô sẽ khuếch tán nhẹ trong không khí, giúp xua đuổi muỗi một cách tự nhiên. Phương pháp này rất hiệu quả lại an toàn tuyệt đối.
Rải ngải cứu khô ở góc phòng
Nếu bạn không muốn đốt, có thể rải trực tiếp ngải cứu khô ở các góc phòng, nơi muỗi thường xuyên ẩn náu. Mặc dù hiệu quả không mạnh bằng việc đốt, nhưng cách này vẫn giúp hạn chế phần nào sự xuất hiện của muỗi, đồng thời tạo mùi thơm dễ chịu trong phòng.
Những lưu ý khi sử dụng lá ngải cứu khô đuổi muỗi
Khi đốt lá ngải cứu, không nên đốt quá nhiều trong phòng kín vì có thể gây hại cho người có vấn đề về hệ hô hấp.
Ngải cứu khô chỉ là biện pháp hỗ trợ việc đuổi muỗi. Bạn vẫn nên kết hợp với các cách khác như ngủ màn, dọn dẹp khu vực ẩm thấp, diệt bọ gậy,...
Cẩn trọng khi sử dụng gần vật dễ cháy: Khi đốt lá khô, nên đặt trong vật chịu nhiệt và tránh xa rèm cửa, giấy, vải,...
Tác giả: Dương Thuỵ
-
Người có 4 nét tướng này trên mặt: Phúc lớn, mạng lớn sớm muộn cũng thành đại gia
-
Người giàu thường làm điều này ở trong nhà: Tiền vào như nước, tài lộc bốn phương gõ cửa
-
4 cách làm sạch áo sơ mi trắng bị ố vàng ở nách hiệu quả, trắng tinh như mới mua
-
Thầy phong thủy cảnh báo: 'Xây nhà 2 cửa, cả người lẫn của đều gặp họa', đừng chủ quan!
-
Kích hoạt vận may tài chính: 3 vị trí vàng đặt két sắt theo phong thủy