Người vợ phải ghép mạch máu mới sống được chỉ vì hút thuốc thụ động
Trường hợp của chị Lê Kim Ngân (38 tuổi, Gò Vấp, Tp. HCM) là một câu chuyện hết sức đau lòng. Chồng chị Ngân – anh Tùng, đã ‘làm bạn’ với làn khói trắng hai chục năm nay, dù gia đình ra sức khuyên can nhưng không cách nào bỏ được.
Do tính chất công việc khiến anh Tùng thường xuyên phải tiếp khách, nhậu nhẹt và mỗi lần bị stress là anh lại làm ‘vài điếu’ cho đỡ buồn! Rồi cứ thế, việc cai thuốc lá mãi xa dần.
Thậm chí, ngày nào anh không ‘rít’ được một điếu là ngày đó anh như người mất hồn, đi lại thơ thẩn. Khói thuốc cứ thế ám vào áo quần, thức ăn, vào phổi của vợ con mỗi ngày mà anh không hề hay biết.
Khoảng một tuần trước, chị Ngân bỗng thấy đau nhiều ở bụng, hai chân lạnh và hơi tím, chị mệt nhiều và được đưa vào bệnh viện. Bác sĩ khám, phát hiện chị bị cao huyết áp, vùng bụng dưới có một khối u căng và đập theo nhịp mạch.
Sau một loạt các xét nghiệm cận lâm sàng, chị được chẩn đoán phình động mạch chủ. Ngay lập tức chị được phẫu thuật cắt bỏ túi phình, ghép mạch máu bằng ống ghép nhân tạo với chi phí rất cao.
Rất may bệnh của chị được phát hiện kịp thời, túi phình chưa bị vỡ. Nếu đến trễ hơn một chút, thì khả năng sống sót của chị chỉ còn khoảng 50%.
Khói thuốc lá độc hại như thế nào đến cơ thể người?
Khi chúng ta hút thuốc vào, không khí đi vào đường hô hấp trên qua mũi và miệng, nơi không khí không được lọc, sưởi ấm và làm ấm. Không khí hít vào sẽ đi qua khí quản để vào phổi.
- Khi khói thuốc đi vào đường miệng, người hút đã vô tình bỏ qua cơ chế bảo vệ thứ nhất là quá trình lọc ở mũi.
- Những người hút thuốc thường bài tiết nhiều đờm hơn người không hút thuốc và khả năng đưa đờm ra khỏi đường hô hấp kém hơn. Lý do hệ thống luân chuyển ở người hút thuốc bị liệt, thậm chí bị phá hủy.
- Khói thuốc làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy. Đôi khi tuyến tiết nhầy bị tắt làm giảm khả năng bài tiết đờm. Hậu quả là bị nhiễm các chất độc hại, cản trở sự lưu thông trao đổi khí.
- Hút thuốc cũng gây ra hiện tượng tăng tính đáp ứng đường thở. Do ảnh hưởng của các chất độc hại trong khói thuốc, đường thở dễ bị co thắt. Khi điều này xảy ra thì luồng khí hít vào và thở ra đều bị cản trở ở người hút thuốc, do đó hình thành các tiếng ran rít, ran ngáy và có thể bị khó thở.
- Người hút thuốc ở tuổi càng trẻ thì càng sớm nhiễm các bệnh liên quan đến đường hô hấp, so với những người bắt đầu hút ở tuổi muộn hơn.
Bệnh tim mạch
- Người hút thuốc tăng nguy cơ bệnh tim mạch gấp 2-3 lần.
- Có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, đột quỵ, rối loạn nhịp tim, đột tử, nhồi máu cơ tim, phình động mạch chủ. Bệnh mạch vành là phổ biến nhất, ước tính chiếm khoảng hơn một nửa trường hợp tử vong vì bệnh tim do hút thuốc.
Tác giả: Mộc
-
Những điều chưa biết về mối quan hệ giữa Nữ hoàng Elizabeth II và người thừa kế ngai vàng Thái tử Charles
-
10 nguyên liệu rẻ tiền có tác dụng trị mụn. kháng viêm và làm sáng da bếp nhà nào cũng có
-
Hình ảnh hiếm hoi và tình trạng sức khỏe của Mai Phương trên giường bệnh, chống chọi với ung thư phổi giai đoạn cuối
-
Tiết lộ đầy đủ về bức huyết thư của nghi phạm trong vụ xả súng khiến cặp vợ chồng tử vong ở Điện Biên
-
Khoảnh khắc tình mẫu tử gây xúc động của diễn viên Mai Phương và con gái