Bác sĩ Thái Triệu Cơ, trưởng Khoa Dị ứng và Miễn dịch của Bệnh viện Đại học Á Châu cho biết, bệnh nhân nữ tên Tiểu Lý, 30 tuổi ở Đài Trung, do 1 tuần ăn 5 bữa lẩu liên tiếp, sau đó toàn thân ngứa ngáy, trên da xuất hiện rất nhiều nốt cục, vì ngứa nên Tiểu Lý đã gãi đến xước da và chảy máu. Sau khi đến bệnh viện khám, bác sĩ chẩn đoán Tiểu Lý bị mề đay do ăn quá nhiều lẩu.
Tại sao ăn nhiều lẩu có thể gây dị ứng?
Bác sĩ Thái Triệu Cơ, trưởng Khoa Dị ứng và Miễn dịch cho biết, những đợt lạnh gần đây rất nhiều người thích ăn lẩu cay nóng mà không biết rằng đây cũng là nguyên nhân dẫn đến dị ứng da, khiến cho da trên toàn cơ thể liên tục xuất hiện các nốt sưng, đỏ, và ngứa. Mặc dù cơ thể có chức năng trao đổi chất, triệu chứng sẽ giảm dần, nhưng trong thời kỳ phát triển nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày, số người nhập viện điều trị cũng càng ngày càng tăng.
Theo bác sĩ Thái Triệu Cơ cũng giải thích thêm, mùa đông là thời điểm tốt cho bệnh mề đay phát triển. Lý do là khi các chất gây dị ứng kích hoạt các tế bào khổng lồ trong da hoặc máu, giải phóng các chất gây viêm như histamine, da sẽ bị nổi mẩn đỏ do mạch máu giãn nở. Nguyên nhân gây ra bao gồm cả thay đổi nhanh chóng về nhiệt độ, thực phẩm, thuốc, tinh thần sa sút, áp lực lớn về công việc, thức khuya,... Hầu hết nổi mề đay có thể được chữa khỏi trong vòng một tháng, nhưng nếu các triệu chứng kéo dài hơn 6 tuần, cần phải xem xét những nguyên nhân khác.
Những lưu ý cần biết khi ăn lẩu:
Thời gian ăn không nên kéo dài
Thông thường chúng ta có thói quen ngồi bàn lẩu là lai dai, chuyện trò kết hợp ăn uống kéo dài. Vì món ăn lúc nào cũng nóng sốt, thơm ngon. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng lại khuyên rằng khi ăn lẩu bạn không nên ngồi quá 2 tiếng. Vì nếu thời gian ăn quá lâu sẽ khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao, dạ dày, đường ruột liên tục làm việc, dịch tiêu hoá bài tiết giảm đi dẫn đến rối loạn đường tiêu hóa.
Ăn chín, uống sôi
Chúng ta thường thích ăn lẩu tái vì quan niệm như vậy mới ngon, mới ngọt. Những điều này sẽ khiến bạn dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh như các loại giun sán từ rau, tôm, cua, ngao... ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn. Chỉ nên ăn đồ nhúng chín khi nước đã thực sự sôi để tránh bị nhiễm bệnh hay ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa khi ăn đồ chưa chín.
Ăn điều độ
Lẩu cho dù có ngon như thế nào thì cũng không nên ăn liên tục, vì như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến tiêu hóa, rối loạn dinh dưỡng... vì vậy khoảng cách từ 1 đến 2 tuần ăn một lần là tốt nhất.
Thay nước lẩu nếu ăn lâu
Khi nước lẩu đun quá lâu sẽ khiến hàm lượng nitric tăng cao, vitamin bị phân hủy, chất béo khi đó là bão hòa, gây hại cho cơ thể nhất là tim mạch, huyết áp. Do đó, nên thay nước lẩu sau 60 phút là tốt nhất.
Ăn nhiều rau, củ, quả giải nhiệt
Trong lẩu luôn chứa rất nhiều gia vị, đặc biệt là chất cay nóng trong hành, tỏi, sa tế, ớt... Vì vậy, bạn cần ăn nhiều loại rau củ, quả để giúp cơ thể giải nhiệt, điều hòa cơ thể, tránh hại gan và dạ dày. Các loại rau ăn lẩu phổ biến và có lợi như: rau muống, cải ngọt, cải thảo, cải xoong, mướp đắng, ngó sen, đậu phụ, nấm, khoai tây, cà rốt vừa tốt cho dạ dày lại giúp điều hòa thân nhiệt cực tốt.
Nên ăn thêm cơm, bún, mỳ
Lẩu rất giàu protein và chất béo trong khi thường xuyên ăn lẩu khiến bạn bỏ cơm. Tuy nhiên, đây là điều nên tránh vì nếu ăn thêm chút cơm hoặc bún, mỳ sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể.
Tác giả: