Nhiều người cho rằng thời xưa được trở thành phi tần của vua là diễm phúc vì sẽ được sống trong nhung lụa. Tuy nhiên đằng sau sự hào nhoáng ấy cũng có nhiều điều đáng sợ. Một trong số đó có lẽ là tục tuẫn táng.
Phi tần tuẫn táng theo vua
Một bức ảnh về nhiều bộ hài cốt nằm tư thế rất kỳ lạ trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng (thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc) sau khi được đăng tải đã khiến nhiều người xôn xao. Lý do là vì chân tay của họ không thể duỗi ra như thi hài khác. Các nhà khoa học đã kiểm tra ADN và phát hiện họ đều là phụ nữ. Họ chính là những phi tần bị tuẫn táng cùng hoàng đế nhà Tần.
Khi còn sống, mỗi lần đánh thắng một nước nhỏ, Tần Thuỷ Hoàng lại đem những người đẹp của nước đó về cung. Tới khi Tần Thuỷ Hoàng qua đời, các phi tần, mỹ nữ này bị buộc phải tuẫn táng theo.
Sử ký của Tư Mã Thiên đã mô tả tình cảnh bi thảm của phi tần phải tuẫn táng theo Tần Thuỷ Hoàng như sau: “Tiếng khóc làm rung động đất trời, ai vô tình nghe thấy cũng sợ đến bay cả hồn vía”.
Vì bị đưa vào lăng mộ khi vẫn còn sống, các phi tần này chỉ biết gào khóc trong đau đớn. Cuối cùng họ chết vì thiếu dưỡng khí. Chính vì vậy mà sau khi chết chân tay của họ mới không thể khép lại hay duỗi thẳng như bình thường.
Hủ tục này cũng từng xảy ra trong lễ an táng của hoàng đế Chu Nguyên Chương. Sử sách có ghi, năm 1398 hoàng đế Chu Nguyên Chương bằng hà, hậu duệ là Chu Doãn Văn lên kế vị.
Chiếu theo di chúc của tiên đế, Chu Doãn Văn lệnh cho toàn bộ 46 phi tần chưa từng sinh nở phải chôn theo Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Mệnh lệnh vừa ban ra khiến triều đình hỗn loạn. Tiếng khóc than ai oán vang vọng khắp nơi.
Các phi tần trong danh sách tuẫn táng này được đưa vào một phòng chung, có đặt ghế “thái sư ỷ” (ghế thái sư), trên ghế treo sẵn sợi dây dài 7 tấc (1,3m) để tự treo cổ.
Vì sao có hủ tục tuẫn táng?
Thời xưa có quan niệm nghi lễ tuẫn táng giúp người đã khuất có bầu bạn, chăm sóc ở "thế giới bên kia".
Tục này xuất hiện từ thời nhà Chu, thường dành cho tầng lớp cao nhất là vua chúa. Những người được chọn tuẫn táng gồm: phi tần, người hầu hạ thân cận, nô lệ... Thậm chí, thợ xây lăng tẩm cho vua chúa cũng có thể nhận kết cục tương tự nhằm giữ bí mật mãi mãi về nơi yên nghỉ này.
Sau khi vua qua đời, trong số các phi tần, hoàng hậu được phong làm hoàng thái hậu, những phi tần có con không bị tuẫn táng. Còn những phi tần không địa vị hoặc được vua lựa chọn đều phải chịu tuẫn táng.
Theo sử sách, tục tuẫn táng diễn ra theo nhiều hình thức: chôn sống, hạ độc, ép treo cổ trước khi chôn... dã man nhất là đổ thủy ngân.
Người Trung Quốc xưa tin rằng, thủy ngân làm cơ thể người chết không bị mục rữa, giữ được hình dáng nguyên vẹn sau khi chôn cất. Những phi tần bị chọn sẽ được đưa vào một căn phòng, cho uống trà có thuốc mê. Sau khi ngất đi, họ sẽ bị khắc hình chữ thập trên đỉnh đầu, sau đó rót thủy ngân vào vết cắt rồi khâu lại. Lượng thủy ngân này sẽ ngấm vào người và khiến họ tử vong vì nhiễm độc.
Một cách tuẫn táng đặc biệt khác là chuốc thuốc mê rồi trói tay chân người bị lựa chọn, bẻ thành những tư thế nhất định, sau đó chôn sống.
Có lẽ không ai dám hình dung những điều trên vì nó quá đáng sợ, nghe thôi đã thấy rùng mình. Đây là một trong những hủ tục phi nhân đạo và tàn ác nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Chân tướng đáng sợ phía sau 13 quan tài cùng xuất hiện trong ngày hạ táng hoàng đế ăn mày Chu Nguyên Chương
-
Xót xa vị phi tần mới 20 tuổi đã phải chấp nhận tuẫn táng cùng vua để bảo vệ gia tộc
-
Cây lựu mọc trên lăng mộ của Tần Thủy Hoàng: Kết quả khó tin khi bổ đôi quả lựu khiến ai cũng bất ngờ
-
3 lăng mộ khiến kẻ trộm từ xưa đến nay đều "thèm khát": Cái số 2 có vàng bạc chất đầy
-
Vì sao Tần Thủy Hoàng nhiều thê thiếp nhưng quyết không lập Hoàng Hậu?