Mẹ bầu bị đau lưng cần chú ý những gì?

( PHUNUTODAY ) - Chỉ cần mẹ bầu chú ý những điều dưới đây, chứng đau lưng sẽ chẳng còn là vấn đề đáng lo ngại đối với các mẹ nữa...

 1. Massage thường xuyên

Massage có rất nhiều công dụng, giảm các triệu chứng đau lưng là một trong những công dụng mà  massage đem lại cho bà bầu.

Mỗi buổi tối, hãy nhờ ông xã massage lưng, chân, tay hay bát cứ vùng nào bạn cảm thấy đau nhức. xoa bóp nhẹ nhàng sẽ khiến cơ thể được thoải mái, bớt đau nhức. Hoặc bạn cũng có thể đến các trung tâm massage dành riêng cho mẹ bầu để được massage một cách bài bản hơn.

Mỗi buổi tối, hãy nhờ ông xã massage lưng, chân, tay hay bát cứ vùng nào bạn cảm thấy đau nhức. xoa bóp nhẹ nhàng sẽ khiến cơ thể được thoải mái, bớt đau nhức.

 

Khi được nhẹ nhàng xoa bóp và cọ xát, kích thích sự lưu thông máu, lưng bạn sẽ được thoải mái hơn rất nhiều, cơn đau sẽ hoàn toàn biến mất. Bên cạnh đó, bạn có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh cho lưng mình. Ví dụ, bạn lấy đá lạnh chườm lạnh sẽ giúp lưng bạn giảm nhức mỏi, hoặc lấy một bịch nước nóng chườm lưng để giúp các khớp ở lưng mềm hơn, đỡ đau hơn. 

Bạn nên dừng việc massage lại nếu bạn cảm thấy buồn nôn, choáng, không thoải mái hoặc bất kì triệu chứng nào khác. Những bà bầu mà có xu hướng hay ợ nóng thì nên nghỉ ngơi sau bữa ăn khoảng 2 giờ đồng hồ rồi mới massage. Những phụ nữ bị tiểu đường nên có một bữa ăn nhỏ trước khi massage.

2. Giữ đúng tư thế chuẩn

Khi em bé của bạn phát triển, trọng lực của cơ thể bạn di chuyển về phía trước, mọi cơ, dây chằng trong cơ thể bạn bị kéo giãn ra và gây áp lực khiến lưng bạn bị đau. Để tránh tình trạng này, bạn cần phải giữ đúng tư thế cho mình trong mọi hoạt động.

Sau mỗi 15 phút bạn nên vận động và thay đổi tư thế một lần, như thế các khớp xương sẽ được thoải mái.

 

Có những thói quen xấu như đi thõng vai xuống, ngồi quá lâu trước màn hình tivi hay máy tính... đều có thể là nguyên nhân khiến bạn càng dễ bị đau lưng hơn. Đứng thẳng, ngồi ở tư thế đúng có thể giúp những cơn đau lưng được giảm đáng kể, bạn cần để vai thoải mái, thư giãn. Mặc áo nịt ngực đúng kích cỡ, không chật quá, không rộng quá.

Khi đứng, bạn cần đứng trên một vị trí chắc chắn, với một tư thế thoải mái nhất có thể. Nếu bạn phải đứng trong thời gian dài, bạn hãy cố gắng thay đổi tư thế liên tục để chân và lưng không bị mỏi. 

Khi ngồi làm việc trước máy tính trong một khoảng thời gian dài, bạn cũng cần chú ý đến tư thế ngồi của mình. Bởi nếu không cẩn thận, lưng bạn sẽ nhanh mỏi nhừ, dễ đau hơn. Cách tốt nhất, bạn nên chọn một cái ghế tựa thấp phù hợp êm ái cho mình, đặt một chiếc gối nhỏ sau lưng mình là một lời khuyên hữu ích cho bạn vào lúc này. 

3. Tập thể dục nhẹ nhàng

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu luôn được khuyến khích tập các bài tập nhẹ nhàng để tăng sức mạnh và độ dẻo dai cho cơ thể. Những bài tập dành cho vùng lưng, bụng và xương chậu sẽ giúp bạn hạn chế tối đa được cơn đau lưng.

Những bài tập dành cho vùng lưng, bụng và xương chậu sẽ giúp bạn hạn chế tối đa được cơn đau lưng.

 

 Bạn cần chú ý đến tư thế tập. Khi mang thai, trọng tâm của cơ thể sẽ dồn về phía trước. Lúc này, tư thế thường gặp ở các bà bầu là cố gắng dồn hể cơ thể về phía sau để tạo thế cân bằng. Điều này có thể làm phần cơ ở vùng phía dưới lưng bị kéo căng, gây ra các cơn đau lưng. Do vậy, cần chỉnh sửa tư thế đúng bằng cách hạ mông xuống, kéo thẳng hai vai về phía sau và đứng thẳng, vươn người lên cao.

4. Chú ý tư thế nằm

Nằm trên nệm quá mềm và gối cao sẽ gây trũng vùng lưng. Để giảm đau hiệu quả, bạn nên nằm nghiêng sang trái. Có thể đặt chiếc gối giữa hai đầu gối và kê một chiếc dưới bụng. Cách này giúp tử cung không đè lên xương sống, tránh gây đau lưng sau khi ngủ.

Ngoài tư thế nằm, chị em cũng cần chú ý đến tư thế đứng, ngồi. Không nên đứng, ngồi một chỗ quá lâu. Khi ngồi nên chọn ghế có phần tựa, đặt thêm chiếc gối nhỏ phía sau lưng và gác chân lên cao một chút.

5. Hạn chế đi giày cao gót

 Giày cao gót ảnh hưởng tới tư thế đi đứng của bàn chân. Toàn bộ trọng lượng cơ thể sẽ dồn vào các đầu ngón chân, điều này ảnh hưởng đến các dây thần kinh bên hông. 

Thai nhi càng phát triển lớn, các dây thần kinh sẽ càng chịu áp lực mạnh hơn, dẫn đến những cơn đau khủng khiếp ở lưng. Vì vậy, nếu bạn đang mang thai, bạn hãy hạn chế đi giày cao gót, những chiếc dép quai hậu hoặc giày đế thấp là một sự lựa chọn tốt hơn cả cho bạn vào lúc này.

Nếu bạn đang mang thai, bạn hãy hạn chế đi giày cao gót, những chiếc dép quai hậu hoặc giày đế thấp là một sự lựa chọn tốt hơn cả cho bạn vào lúc này.

 

7. Tránh cầm, vác vật nặng trong thai kỳ

 Trong suốt thai kì, mẹ bầu nên tránh những việc nặng, mang vác những vật cồng kềnh, nặng… vì chúng có thể dồn áp lực lên lưng khiến bạn bị đau nhức hơn.

Một lưu ý nữa cho mẹ bầu là khi nâng một vật dù nhỏ, bạn cũng cần chú ý tới tư thế của mình, bạn nên ngồi thấp xuống (ngồi xổm) rồi nâng vật lên từ từ. Bạn không nên uốn cong người cúi xuống thấp, việc này sẽ khiến các dây thần kinh ở lưng bạn bị giãn ra khiến lưng bạn bị đau. 

Bởi thế khi muốn nhấc vật gì, bạn luôn luôn gập gối xuống, thay vì khom lưng. Hãy cố gắng giữ cho lưng thẳng khi cúi xuống và đứng lên.

8. Tham khảo ý kiến của bác sĩ

Nếu bạn bị đau lưng nghiêm trọng trong khi mang thai hoặc đau lưng kéo dài hơn hai tuần, bạn nên nói chuyện với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của mình. Họ sẽ đưa ra cho bạn lời khuyên nên dùng thuốc gì hoặc đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Bạn cần lưu ý rằng, đau lưng khi mang thai có thể là một dấu hiệu của sinh non. Ngoài ra, đau lưng khi mang thai mà kèm theo chảy máu âm đạo, sốt hoặc đi tiểu nhiều có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bạn có vấn đề. Nếu bạn dang lo ngại về bệnh đau lưng, bạn cần liên hệ ngay lập tức với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của mình.

Nếu bạn dang lo ngại về bệnh đau lưng, bạn cần liên hệ ngay lập tức với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của mình.

 

9. Chữa đau lưng cho bà bầu từ thảo dược

Lá ngải cứu:

Nguyên liệu: 

Lá ngải cứu, muối hạt to, túi vải hoặc khăn mỏng.

Cách làm:

Lá ngải cứu rửa sạch. Trộn lẫn muối hạt to với lá ngải cứu đã rửa sạch sau đó nướng nóng hoặc rang lên. Bọc lá ngải trộn muối đã nướng hoặc rang vào chiếc khăn mỏng hoặc cho vào túi vải. Chườm vào phần bị đau nhiều lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Thường xuyên làm hàng ngày trong hai tuần liên tiếp thì đến tháng tiếp theo sẽ không bị đau nữa.

Rượu gừng

Gừng rửa sạch đập dập rồi cho vào lọ rượu trắng, đậy nắp để khoảng 3 ngày lấy ra xoa bóp những khu vực bị đau nhức. Để hỗn hợp này đạt hiệu quả hơn, chị em nên ngâm rượu gừng lâu hơn một chút (khoảng một tháng). Chăm chỉ xoa bóp với rượu gừng mỗi buổi tối sẽ giúp mẹ bầu bớt đau lưng và ngủ ngon hơn đấy.

Xem thêm:

9 CÂU bố đừng nói với mẹ bầu kẻo ẢNH HƯỞNG XẤU tới THAI NHI

7 thực phẩm giàu OMEGA-3, mẹ bầu ăn cật lực để thai nhi càng THÔNG MINH, ngũ quan sắc bén nhanh nhạy hơn người

Tác giả:

Tin nên đọc