12 số trên thẻ Căn cước công dân (CCCD) là số định danh cá nhân. Có thể bạn sẽ nghĩ đây là những chữ số ngẫu nhiên tuy nhiên chúng là 12 số có quy tắc được quy định trên Điều 13 của Nghị định 137/2015/NĐ-CP.
Vì vậy để ghi nhớ chúng thì bạn chỉ cần nắm được ý nghĩa của 12 số trên CCCD là hoàn toàn có thể đọc răm rắp mà không tốn quá nhiều thời gian.
Ý nghĩa của 12 số trên Căn cước công dân
Cụ thể, Điều 7 Thông tư 07/2016/TT-BCA hướng dẫn về ý nghĩa của từng chữ số này như sau:
3 chữ số đầu tiên là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh
1 chữ số tiếp theo là mã giới tính của công dân
2 chữ số tiếp theo là mã năm sinh của công dân
6 chữ số cuối là khoảng số ngẫu nhiên
Trong đó:
Mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân khai sinhMã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trải dài từ 001 đến 0096 tương ứng với 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Chi tiết bảng mã của 63 tỉnh thành trên Việt Nam
Mã giới tính
Mã giới tính được quy ước như sau:
+ Công dân sinh vào thế kỷ 20 (từ năm 1900 đến hết năm 1999): Nam 0, nữ 1
+ Công dân sinh vào thế kỷ 21 (từ năm 2000 đến hết năm 2099): Nam 2, nữ 3
+ Công dân sinh vào thế kỷ 22 (từ năm 2100 đến hết năm 2199): Nam 4, nữ 5
+ Công dân sinh vào thế kỷ 23 (từ năm 2200 đến hết năm 2299): Nam 6, nữ 7
+ Công dân sinh vào thế kỷ 24 (từ năm 2300 đến hết năm 2399): Nam 8, nữ 9
Mã năm sinh
2 số cuối năm sinh của công dân sẽ là mã năm sinh.
Ví dụ:
Số căn cước công dân của bạn là: 079097000123 thì:
- 079 là mã của Thành phố Hồ Chí Minh
- 0 thể hiện giới tính Nam, sinh ở thế kỷ 20
- 97 thể hiện công dân sinh năm 1997
- 000123 là dãy số ngẫu nhiên.
Với số thẻ 020093001656 ta có thể tách thành 020 0 93 001656
020 là mã thành phố Lạng Sơn. 0 là nam, ứng với thế kỷ 20. 93 là năm sinh 1993. 001656 là dãy số ngẫu nhiên.
Như vậy bạn chỉ việc nhớ 6 số cuối thôi, còn 6 số đầu nếu bạn nắm được quy tắc thì hoàn toàn không phải nhớ gì cả.
Như vậy, nếu tình cờ một người đọc được số CCCD của bạn và đoán được bạn sinh ở đâu, sinh năm bao nhiêu thì cũng đừng bất ngờ nhé!
Số Căn cước công dân dùng để làm gì?
Xác nhận thông tin về nhân thân trong các giao dịch, thủ tục
Hầu hết các giao dịch, thủ tục hành chính, hợp đồng, xác nhận nhân thân… đều yêu cầu cung cấp số CCCD/CMND. Việc cung cấp số CCCD/CMND nhằm khẳng định một người đã tham gia giao dịch, hợp đồng hay thủ tục hành chính… mà không phải ai khác.
Dùng để tra cứu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Hiện nay, số CCCD chính là mã số định danh cá nhân và được Nhà nước quản lý trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Các thông tin này được Bộ Công an thống nhất quản lý và cập nhật, chia sẻ trong các Cơ sở dữ liệu Quốc gia.
Từ hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sẽ sử dụng mã định danh cá nhân để thực hiện kiểm tra thông tin của người được cấp trong những trường hợp cần thiết.
Sắp tới sẽ thay cho mã số thuế cá nhân
Theo khoản 7 Điều 35 Luật Quản lý thuế năm 2019, khi mã định danh cá nhân/số CCCD được cấp cho toàn bộ người dân thì mã này sẽ được sử dụng thay cho mã số thuế.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
Đối tượng không được tăng lương hưu, trợ cấp từ năm 2022
-
Các khoản chi trực tiếp cho người có công với cách mạng
-
4 trường hợp làm sổ đỏ không phải nộp tiền sử dụng đất, người dân ai cũng nên biết
-
Tháng 10: Ai sẽ được tăng lương hưu, nhận tiền trợ cấp xã hội người dân nên biết để tránh mất quyền lợi?
-
Những chính sách mới nhất có hiệu lực từ tháng 10/2022, liên quan đến tiền lương của người lao động