Cây ngải cứu còn được gọi với nhiều tên khác như thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải (tiếng Tày), quá sú (tiếng Mông)... Cây này trước đây thường mọc hoang. Hiện nay, cây ngải cứu được trồng nhiều trong vườn để lấy rau ăn, làm thuốc chữa bệnh. Việc trồng cây ngải cứu rất đơn giản. Bạn hoàn toàn có thể trồng cây này tại nhà và thu hoạch quanh năm.
Đất trồng ngải cứu
Ngải cứu không kén đất trồng, chỉ cần đảm bảo đất tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt. Có thể sử dụng đất sạch kết hợp với các loại phân hữu cơ như phân gà, phân bò, phân trùn quế... để tăng dinh dưỡng, giúp cây phát triển nhanh. Có thể trộn đất với phân theo tỉ lệ 7:3.
Nếu trồng rau ngoài ruộng hoặc ở đất vườn, nên chú trọng khâu làm đất, cày bừa, phơi ải rồi bón lót, bón thúc... Trồng cây ở nhà cũng làm tương tự.
Nên đập nhỏ đất rồi phơi khô (phơi ải) để diệt mầm bệnh. Thời gian phơi ít nhất 10 ngày. Trước khi trồng và sau khi thu hoạch có thể bón phân để tăng dinh dưỡng cho đất.
Cách trồng ngải cứu
Bạn có thể trồng ngải cứu bằng nhiều cách khác nhau như gieo hạt, trồng cây con, cắm cành. Trong đó, đơn giản và nhanh nhất là cắm cành. Chỉ cần cắt một đoạn thân ngải cứu dài khoảng 20 cm rồi cắm xuống đất, vun gốc và tưới nước đều đặn mỗi ngày. Khoảng 1 tháng là cây bén rễ, ra nhiều lá mới và bắt đầu cho thu hoạch.
Cách chăm sóc sau khi trồng ngải cứu
Cây ngải cứu ưa nắng. Cần trồng cây này ở nơi có đủ ánh sáng thì cây mới phát triển tốt.
Nên tưới nước đều đặn cho cây nhưng không tưới quá nhiều hay quá ít. Một ngày có thể tưới 2 lần, tưới đẫm nước vào buổi sáng và tưới nhẹ vào buổi chiều. Tùy theo điều kiện thời tiết mà điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp.
Trước khi trồng cây, bón lót bằng phân chuồng hoai mục và các loại phân hữu cơ khác.
Cứ 15 ngày một lần, có thể bón thúc bằng phân trùn quế kết hợp với một ít phân NPK16-16-8.
Sau khoảng 1 tháng, bạn có thể bắt đầu thu hoạch ngải cứu.
Trong quá trình trồng, chú ý nhổ bỏ cỏ dại. Cây ngải cứu ít bị côn trùng, sâu bọ tấn công và cũng ít sâu bệnh. Tuy nhiên, vẫn có một số loại sinh vật gây hại như rệp mềm, sâu khoang, châu chấu... có thể ăn lá cây. Nên dùng biện pháp bắt bằng tay hoặc dùng bẫy côn trùng để tiêu diệt chúng (nếu có).
Khi thu hoạch, có thể hái phần lá non, phần ngọt. Ngoài ra, có thể dùng dao hoặc kéo cắt ngang thân cây, chừa lại phần gốc khoảng 15cm (tính từ mặt đất). Tiếp tục chăm bón để cây phát triển và cho thu hoạch lứa mới.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Bàn chải đánh răng cũ đừng vứt đi, buộc chúng vào nhau là giải quyết rắc rối nhanh chóng
-
6 mẹo ‘siêu tiết kiệm’: Biến đồ cũ thành vàng, cuộc sống thăng hạng bất ngờ
-
Cách khử mùi tanh của cá, khiến món ăn nào cũng trở nên hoàn hảo: Ai không biết quá phí
-
Điện thoại có 1 nút đặc biệt, bật nó lên để sạc nhanh hơn mà không hại máy
-
Vì sao nên nhỏ 1 giọt dầu gió vào rốn trước khi đi ngủ?