Mỗi người chỉ là khách qua đường giữa trời đất, mọi chuyện hãy cứ để tùy duyên, đừng bận tâm quá nhiều

( PHUNUTODAY ) - Đời người, một nửa là vượt mọi chông gai, một nửa là giã từ sự nghiệp khi đang trên đỉnh vinh quang. Con người nắm được nhưng phải buông được mới có thể sống an yên.

Người xưa tin rằng mọi việc ắt đều là “tùy duyên” đến và đi cũng thuận theo tự nhiên, không miễn cưỡng mà thản nhiên, điềm tĩnh đón nhận sự việc, có người lý giải chữ duyên này theo góc độ khác, nếu mà tin vào chữ duyên ấy thì phấn đấu để làm gì? Cố gắng để làm gì?… Người xưa tin rằng mọi sự vận động đều thuận theo một quy luật của nó, chữ duyên cũng chính là thuận theo đạo mà hành xử.

Khi làm một việc nào đó mà bạn để tâm mong muốn đạt được kết quả tốt nhưng có khi lại trái lại không được như ý, làm bạn thất vọng hoặc dẫn đến tiêu cực và làm bản thân căng thẳng hơn. Vậy thì thuận theo tự nhiên nó cũng là một quy luật và cũng là cảnh giới của buông bỏ, không còn nghĩ nhiều về việc đó “Làm mà chẳng cầu” đối đãi với hết thảy sự việc với tâm thái an hòa.

Con người thế gian, nếu như so đo, tính toán quá nhiều thì sẽ tạo thành một loại ràng buộc, bị mê lạc quá lâu thì sẽ tạo thành một loại gánh nặng. Vì vậy, không cần quá để ý, khi có được điều gì hãy thật lòng trân quý, khi mất đi điều gì cũng đừng đau khổ tiếc nuối. Để ý quá nhiều, quá sâu sẽ khiến bạn mất đi một nửa hạnh phúc, xem nhẹ hết thảy sẽ khiến cuộc sống thăng hoa hơn, nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Đời người chính là một ‘trường tu hành’

Có những người, giống như hoa sen vậy, chỉ có thể ngắm nhìn từ xa.

Có những người, giống như tách trà, có thể từ từ nhâm nhi thưởng thức.

Có những người, giống như cơn gió thoảng, vậy nên không cần phải để tâm.

Có những người, giống như cây cổ thụ, để ta yên tâm dựa vào.

Đời người chính là một cuộc tu hành, khi trái tim dịu lại rồi, cảm thấy hết thảy đều bình yên.

Tâm thanh tịnh rồi, cuộc sống cũng theo đó mà trở nên tốt đẹp. Trong tâm vui vẻ rồi, hạnh phúc cũng theo đó mà đến.

Con người, chỉ là khách qua đường giữa trời đất, hết thảy đều hãy tùy duyên.

Đời người, chẳng qua chỉ như một ly trà

Đầy cũng vậy, vơi cũng vậy, có gì phải tranh luận.

Nồng cũng vậy, nhạt cũng vậy, mỗi cái đều tự có hương vị riêng.

Vội vàng cũng vậy, chậm rãi cũng vậy, thế thì đã làm sao.

Ấm cũng tốt, mà lạnh cũng tốt, ta hãy nhìn nhau với một nụ cười.

Đời người, bởi quá để tâm, vậy nên thống khổ vô bờ

Bởi quá hoài nghi, vậy nên mới tổn thương nhau.

Bởi vì xem nhẹ, vậy nên lúc nào cũng vui vẻ.

Bởi vì nhìn thấu, vậy nên luôn cảm thấy hạnh phúc.

Chúng ta đều chỉ là khách qua đường giữa trời đất, rất nhiều con người và sự việc, chúng ta đều không thể làm chủ được, mọi thứ cứ hãy tùy duyên.

Khoan thứ cho người, cũng là giải thoát cho mình

Khi chúng ta bị hiểu lầm, bạn sẽ dành bao nhiêu thời gian để phân trần giải thích.

Mỗi người chúng ta thật ra đều quá cố chấp.

Thay vì cố gắng đau khổ xoay chuyển phán xét của người khác, chi bằng hãy âm thầm chịu đựng, cho người ta thêm chút thời gian và không gian để hiểu bạn nhiều hơn.

Thật ra, tha thứ cho người khác, cũng bằng như tha thứ cho bản thân mình. Tha thứ cho bản thân, cũng là tha thứ cho người khác.

Dùng tâm tùy duyên để đối mặt với mọi thứ mới có thể sống tự tại

Xưa có một lão hòa thượng sống trong ngôi chùa cổ trên núi cao. Một ngày kia có vị hành giả ghé thăm chùa. Hành giả biết lão hòa thượng đã tu hành đắc Đạo, bèn hỏi ông rằng: “Trước khi đắc Đạo, ngài đã làm những gì?”. 

Lão hòa thượng trả lời: “Ta chẻ củi, gánh nước, nấu cơm”.

Hành giả hỏi: “Vậy sau khi đắc Đạo thì sao?”.

Lão hòa thượng nói: “Ta vẫn chẻ củi, gánh nước, nấu cơm”.

Hành giả lại hỏi: “Vậy cái gì gọi là đắc Đạo?”.

Lão hòa thượng ôn tồn trả lời: “Trước khi đắc Đạo, lúc chẻ củi thì nghĩ về gánh nước, lúc gánh nước lại nghĩ về nấu cơm, nấu cơm rồi lại lo ngày mai đi chẻ củi gánh nước. Sau khi đắc Đạo, chẻ củi thì là chẻ củi, gánh nước thì là gánh nước, nấu cơm thì là nấu cơm”.

Kỳ thực, đắc Đạo hay chưa chỉ khác nhau ở một chữ “Tâm” này mà thôi. Trước khi đắc Đạo, lão hòa thượng cũng giống như những người phàm phu khác, tâm không thể tĩnh tại, làm chuyện gì cũng nghĩ tưởng về quá khứ và tương lai. Chỉ khi đã khắc chế cái tâm này, thì lòng người mới có thể ung dung tự tại, tinh thần mới có thể thảnh thơi.

Vậy mới nói, hết thảy mọi phiền não trong đời là bởi tâm phàm quá nặng. Chỉ khi buông bỏ mọi dính mắc trong tâm, chúng ta mới có thể giải thoát chính mình. Phật gia giảng “xả”, giảng “buông”, khuyên con người hãy từ bỏ mọi chấp trước và dục vọng, bởi chỉ khi đã xem nhẹ mọi thăng trầm thì nội tâm mới có thể an nhiên tự tại.

Đọc đến đây, có lẽ bạn đã tìm được lời giải cho câu hỏi “Vì sao cuộc sống mệt mỏi?“. Đó là bởi những thứ kiểm soát tâm trạng của bạn có quá nhiều! Ví như sự thay đổi của thời tiết, sự nóng lạnh của tình người, những phong cảnh khác nhau… đều có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn.

Và tất nhiên, đó đều là những thứ mà bạn không thể kiểm soát.

Khi đã xem nhẹ rồi, thì bầu trời dẫu u ám hay trong xanh, con người dẫu chia ly hay tái hợp, vạn vật dẫu xoay vần biến đổi, thì lòng ta an nhiên không sợ hãi, thuận theo tự nhiên mà yên ổn.

Nỗi đau của hôm nay bắt nguồn từ sự phóng túng của hôm qua. Nỗi khổ của đời này đều do nghiệp chướng từ kiếp trước. Bởi vậy, biết đối diện với hoàn cảnh, chấp nhận thực tại, sống thuận theo tự nhiên, thì tất cả mọi buồn phiền hay oán trách mới có thể tan hòa vào trong sự cảm ân.

Tác giả:

Tin nên đọc