Trần Thủ Độ (1194-1264), quê làng Lưu Xá, huyện Ngự Thiên, lộ Long Hưng, nay là xã Canh Tân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Tổ tiên của ông vốn làm nghề đánh cá, từ Yên Sinh (Quảng Ninh) sau chuyển về Nam Định, rồi tới Thái Bình. Đến đời thân phụ của Trần Thủ Độ và Trần Lý (ông Trần Thái Tông), họ Trần trở nên giàu có, thu nạp được rất nhiều người trong vùng.
Sau này, Trần Thủ Độ theo bác là Trần Lý và anh họ Trần Tự Khánh giúp nhà Lý đánh dẹp loạn khắp nơi rồi được phong làm Điện tiền chỉ huy sứ.
Khi vua Lý Huệ Tông lâm bệnh nhưng không có con trai, Trần Thủ Độ đã để vua nhường ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng. Trước đó, Trần Thủ Độ đã sắp đặt để cháu mình là Trần Cảnh lấy Lý Chiêu Hoàng. Khi Lý Chiêu Hoàng lên ngôi, ông bàn bạc với các triều thần để nữ hoàng đế nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Lý chấm dứt, chuyển giao sang triều Trần.
Ban thưởng cho người tố cáo mình
Trần Thủ Độ nổi tiếng là người cứng rắn nhưng ông cũng sẵn sàng lắng nghe ý kiến của người khác. Thậm chí là cả những lời tố cáo mình.
Thuở ấy có kẻ căm tức ông, vào gặp Thái Tông, khóc mà nói rằng: “Bệ hạ còn thơ ấu mà Thủ Độ thì quyền át cả vua, xã tắc rồi sẽ ra sao?”. Thái Tông lập tức ra lệnh cho xe ngựa đến dinh Thủ Độ, bắt cả người đàn hặc ấy đem theo và kể hết những lời người ấy nói cho Trần Thủ Độ biết. Thủ Độ trả lời rằng: “Quả có đúng như những lời hắn nói thật. Xong, đem tiền lụa mà thưởng cho”.
Vợ của Trần Thủ Độ là Linh Từ quốc mẫu Trần Thị Dung có lần ngồi kiệu đi qua thềm cấm, bị quân hiệu ngăn lại. Bà về dinh khóc bảo với chồng: "Mụ này làm vợ ông mà bị bọn quân hiệu khinh nhờn đến thế".
Trần Thủ Độ tức giận, sai đi bắt. Người quân hiệu ấy nghĩ rằng mình chắc phải chết. Khi đến nơi, Thủ Độ vặn hỏi trước mặt, người này cứ theo sự thực trả lời. Trần Thủ Độ nói: "Ngươi ở chức thấp mà giữ được luật pháp, ta còn trách gì nữa". Ông bảo lấy vàng lụa thưởng rồi cho về.
Có lần, Trần Thủ Độ đi duyệt định hộ khẩu, quốc mẫu xin riêng cho một người được làm chức Câu đương (chức quan nhỏ ở xã), Thủ Độ gật đầu rồi ghi rõ họ tên quê quán người đó. Khi xét duyệt đến xã ấy, liền hỏi tên nọ ở đâu, người đó mừng rỡ chạy đến.
Đối diện với người xin xỏ, Trần Thủ Độ bảo: “Ngươi vì có công chúa xin cho được làm Câu đương, không thể ví như những Câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt với người khác!”. Người đó van xin mãi mới được tha. Từ đó, không ai dám đến xin ông vì việc riêng nữa.
Lấy chị họ làm vợ
Trần Thị Dung là con gái của Trần Lý, bác của Trần Thủ Độ. Trần Thủ Độ từ nhỏ đã sống ở nhà Trần Lý, lớn lên cùng với Trần Thị Dung nên từ thuở thiếu thời đã để ý đến chị họ của mình. Tập tục của họ Trần khi ấy là anh chị em họ cách nhau 3 đời thì có thể kết hôn. Vì vậy mà hai người thề non hẹn biển nhưng không ai biết.
Về sau để tránh nạn Quách Bốc, thái tử Sảm (tức vua Lý Huệ Tông) phải nương nhờ Trần Lý. Thái tử Sảm đem lòng yêu Trần Thị Dung rồi lấy về làm vợ. Khi thái tử lên ngôi vua thì phong cho Trần Thị Dung làm nguyên phi rồi hoàng hậu.
Trần Thủ Độ tuy căm hận vì bị mất người yêu nhưng vẫn theo Trần Lý và Trần Tự Khánh đánh dẹp các loạn đảng chỉ với mong muốn được gần Trần Thị Dung. Vậy nên khi nhà Trần lên nắm chính quyền thay nhà Lý, Trần Thủ Độ đã cưới Trần Thị Dung, bất chấp luân thường đạo lý.
Không chỉ lấy chị họ làm vợ, Trần Thủ Độ còn chủ trương người trong hoàng tộc chỉ lấy người trong dòng họ. Mục đích là để đảm bảo ngôi vị bền vững cho nhà Trần.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Đền thờ dát vàng lộng lẫy nhất Việt Nam
-
Những bí ẩn xuyên suốt lịch sử Việt Nam, đến giờ tất cả vẫn là một dấu hỏi lớn
-
Người đàn ông si tình trong sử Việt: Liều lĩnh cư.ớp dâu, giành lại tình đầu chấn động cá triều đình
-
3 vụ án oán chấn động lịch sử khiến trời xanh rơi lệ: "Yêu quái đội lốt người" ám sát vua (Phần 1)
-
Đầu bếp nhà hàng 5 sao tiết lộ: Mẹo hấp cua đúng chuẩn, đảm bảo thịt vừa thơm vừa ngọt, vừa nhìn đã mê