3 vụ án oán chấn động lịch sử khiến trời xanh rơi lệ: "Yêu quái đội lốt người" ám sát vua (Phần 1)

21:00, Thứ tư 27/11/2019

( PHUNUTODAY ) - Lê Văn Thịnh sinh ngày 11/2/1050 tại thôn Bảo Tháp, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, là ông Trạng khai hoa của lịch sử Việt Nam, nhưng lại mang oan khuất đến cuối đời, bị vu là "yêu quái đội lốt người" ám sát vua

Ông trạng khai khoa của Lịch Sử Việt Nam

Theo sử sách, Lê Văn Thịnh sinh ngày 11/2/1050 tại thôn Bảo Tháp, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Tháng 2 năm Ất Mão (1075), tức năm Lê Văn Thịnh 25 tuổi, Vua Lý Nhân Tông cho mở khoa thi Minh kinh bác học và thi Nho học tam trường ông lên kinh ứng thí và đã đỗ đầu, được xem là Trạng nguyên khai khoa (Trạng nguyên đầu tiên) của Việt Nam.

74176040_589535655206053_3720738685444947968_n

Lê Văn Thịnh được thăng tới chức Nội cấp sự rồi đến Thị lang Bộ Binh. Bằng tài thao lược, nhìn xa trông rộng, năm 1084, ông đã ngoại giao thành công, buộc vua Tống phải trả lại 6 huyện 3 động thuộc châu Quảng Nguyên (nay là phần đất ở phía Tây Bắc tỉnh Cao Bằng mà họ chiếm giữ) cho Đại Việt. Nhờ công lao to lớn này, Lê Văn Thịnh được phong đến chức Thái Sư.

Ở ngôi quyền cao chức trọng, Lê Văn Thịnh đã quân sư cho vua Lý Nhân Tông một loạt chính sách tiến bộ như: tổ chức các khoa thi tuyển người vào Hàn lâm viện; phân định các chức văn võ, quan hầu vua và các chức tạp lưu; định sổ ruộng thu tô... Tuy có lợi cho dân, nhưng lại đụng chạm đến nhiều nhóm lợi ích của quan lại trong triều. Từ đó, Lê Văn Thịnh bị thù ghét và nhận lấy tội trạng oan khuất sau. 

Là Hổ thành tinh đội lốt người ám hại đức vua

Theo sách Đại Việt sử lược của nhà Trần ghi lại: 

Tháng 11 năm 1095, vua Lý Nhân Tông xem đánh cá ở Dâm Đàm. Lúc bấy giờ vua ngự trong chiếc thuyền nhỏ, rất ít thị vệ theo hầu. Lòng sẵn mưu gian, Thái sư Lê Văn Thịnh nhân cơ hội ấy mới dùng ảo thuật làm khói sương nổi thoắt lên bao phủ cả mặt hồ, ban ngày mà tối tăm mù mịt.

74321158_704291646759654_7191699845529206784_n

Một lát, nhà vua nghe tiếng mái chèo đến gần, lại thấp thoáng bóng hổ hung dữ sắp sửa lao đến đoạt mạng, lòng lo sợ trăm bề. Khi khói sương tan biến đi thì thấy thuyền của Lê Văn Thịnh đã đến gần. Khám xét thì phát nhiều nhiều hung khí. Vua sai người bắt giữ Lê Văn Thịnh rồi hạ chiếu đem an trí ở miệt Thao Giang (nay là Phú Thọ). Trước kia, trong nhà Lê Văn Thịnh có tên đầy tớ là người Đại lý (tức Vân Nam, Trung Quốc), giỏi làm ảo thuật, hẳn đã lén học và ủ mưu làm phản.

Cái chết bi thương và sự giải oan mập mờ

Theo các sử gia, hậu thế vẫn còn lưu giữ được nhiều  sắc phong cho Thái sư Lê Văn Thịnh qua các triều đại vua, vẫn còn nguyên vẹn. Hẳn Thái sư Lê Văn Thịnh đã được minh oan rồi. Bằng không, tất cả đã được thiêu đốt thành tro bụi. Tội phản nghịch, đâu thể dung tha. 

Đền thờ Trạng nguyên Lê Văn Thịnh

Đền thờ Trạng nguyên Lê Văn Thịnh

Dân gian tương truyền, sau 3 năm, Lê Văn Thịnh được ân xá. Trên đường về quê, ông nghỉ lại chợ Điềng, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Nhìn thấy đức quan già yếu, tiều tụy, một người nông dân liền dâng một bát cháo hoa. Người nông dân còn hỏi thêm: "Ông còn muốn ăn thêm gì không?"

Lê Văn Thịnh thều thào đáp: "Tôi muốn ăn một khúc cá". Người nông dân lựa một khúc cá mè hoa đem nướng rồi biếu đức. Lê Văn Thịnh ăn cá xong nằm nghỉ rồi qua đời. Dân làng Điềng khi biết đó là lê Văn Thịnh, bèn đưa ông ra an táng tại một gò nổi bên bờ sông Dâu. Xác ông được  mối đùn kín, dân làng thấy lạ bèn lập đình thờ, tôn đức quan làm thành hoàng làng.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Xuân Quỳnh
TIN MỚI CẬP NHẬT