Hình ảnh CT mũi cho thấy, trong khoang mũi của đứa trẻ có một khu vực lớn cho thấy sự tồn tại của dị vật, kèm theo tổn thương nặng chức năng cục bộ, người mẹ nói với bác sĩ, cô không biết đứa trẻ cho pin vào mũi khi nào, đến khi cô phát hiện đã ngửi thấy trong mũi của đứa trẻ có mùi lạ thường.
Mặc dù pin này đã được bác sĩ lấy ra, nhưng tình hình không khả quan. Bác sĩ nói rằng, vì pin đã ở trong mũi thời gian quá lâu, pin đã bắt đầu bị phân hóa, hầu hết niêm mạc mũi đã bị hoại tử, phần xương xoang mũi đã bị khuyết một phần, trong tương lai chức năng mũi của đứa trẻ sẽ bị ảnh hưởng.
Dị vật xoang mũi rất nguy hiểm
Dị vật xoang mũi phổ biến ở bệnh nhân nhi, trẻ em thường do hiếu kỳ, dễ nhét các vật nhỏ trong tay khi chơi đưa vào mũi. Chằng hạn các loại đồ chơi phổ biến như: viên bị, pin, các loại đậu, hạt trái cây,, hạt muồng, mảnh giấy vụn, hạt nhựa,… nhét vào trong mũi, lại khó lấy ra, gây dị vật khoang mũi. Do trẻ nhỏ không muốn bị cha mẹ mắng, nên khi đó không dám nói, lâu dần sẽ bị lãng quên. Thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng chảy nước mũi không thông, xuất hiện chất nhầy trong mũi, ứ máu hoặc nghẹt mũi.
Bác sĩ nhắc nhở các bậc cha mẹ rằng khi trẻ bị chảy nước mũi một bên, trong nước mũi có kèm theo máu và nghẹt mũi, thở tra có mùi, cảm giác như côn trùng bò, viêm xoang,… nên cảnh giác dị vật xoang mũi, lập tức đưa trẻ đến khoa Tai Mũi Họng để được chẩn đoán. Để phòng ngừa dị vật xoang mũi ở trẻ, bình thường người lớn khi chăm sóc trẻ nên chú ý, một số các vật nhỏ như hạt đậu không nên đặt ở tầm tay của trẻ, dạy trẻ em không được cho đồ vật vào miệng, mũi hoặc tai. Cha mẹ một khi phát hiện trẻ có hành động tương tự, nên kịp thời ngăn chặn.
Nếu thật sự không cẩn thận để dị vật đi vào xoang mũi, người lớn cố gắng không tự giải quyết, cần phải kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu, do bác sĩ còn phải căn cứ vào tính chất, hình dạng, kích thước của dị vật để có phương pháp lấy dị vật ra ngoài, và cố gắng loại bỏ dị vật trong thời gian ngắn nhất, thúc để sự phục hồi niêm mạc mũi.
Những đồ vật trong nhà có thể gây hại cho trẻ
Vật dụng có cạnh sắc, nhọn
Những đồ vật có cạnh sắc nhọn ở trong nhà như cạnh bàn, ghế, giường, tủ... cực kỳ nguy hiểm cho trẻ bởi vì chúng có thể khiến các bé bị tổn thương nặng. Với những cạnh sắc nhọn như trên, phụ huynh có thể mua những sản phẩm đã được thiết kế sẵn để bịt lại những cạnh sắc nhọn này.
Lò vi sóng
Lò vi sóng nếu được để ở nơi không an toàn cũng dễ gây nguy hiểm cho bé. Vì vậy khi trong nhà có sử dụng thiết bị này, cha mẹ nên đặt nó ở nơi vững chắc, an toàn để lò vi sóng không đổ vào người bé. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên lựa chọn loại lò vi sóng không có núm tay cầm để bé không dễ dàng mở được.
Mỹ phẩm
Không chỉ các chất tẩy rửa nguy hiểm cho bé mà mỹ phẩm của người mẹ cũng là mối nguy cho sức khỏe của con bởi nó có thể gây ngộ độc nếu bé vô tình ăn phải. Bởi vậy phụ huynh nên cất đồ trang điểm, kem, sữa,… ở nơi an toàn, xa tầm tay tò mò của bé.
Những chiếc hộp có nắp nặng
Những chiếc hộp/hòm có nắp nặng rất nguy hiểm cho bé vì khi nghịch những đồ vật này, bé có thể bị dập đầu, cổ, ngón tay vì bị nắp nặng đè lên.
Vì vậy khi trong nhà có những vật dụng này cha mẹ cần cẩn thận khóa nắp lại, hoặc nếu dùng những chiếc hộp có nắp nặng để đựng đồ chơi cho con thì nên tháo bỏ nắp để loại bỏ nguy cơ gây tai nạn cho bé.
Cây cảnh
Trồng cây cảnh trong nhà cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho bé. Thứ nhất là những cây cảnh độc có thể khiến bé tử vong nếu nuốt phải.
Thứ hai là các bé thường nghịch ngợm và chưa lường hết được những nguy cơ, vì vậy đất trồng cũng là một trong những mối nguy hiểm nếu bé bốc ăn.
Thứ ba là những viên đá hay sỏi nhỏ được rải xung quanh chậu cây cảnh cũng có thể khiến bé gặp nguy hiểm nếu nuốt vào.
Đồ cổ
Lý do khiến đồ cổ là vật nguy hiểm cho bé vì nó có chứa nhiều chì, nếu bé tiếp xúc nhiều với những vật như thế này sẽ dễ bị nhiễm độc chì. Do hệ thần kinh non yếu, khả năng thải độc kém nên trẻ dễ ngộ độc chì hơn người lớn. Trẻ nhiễm chì dễ dẫn đến suy gan, thận.
Nguy hiểm hơn, nhiễm độc chì ở trẻ nhỏ có thể gây nên bệnh Alzheimer (mất trí nhớ, sụt cân, khó khăn trong vận động) khi trẻ trưởng thành.
Bồn cầu
Hầu hết cha mẹ đều biết nhà tắm là nơi không an toàn cho bé, nhưng nhớ là đừng bỏ qua bồn cầu. Mặc dù bồn cầu không khiến bé có thể chết đuối nhưng nó cũng gây nguy hiểm cho bé nếu chẳng may trẻ mải chơi và ngã cắm đầu vào đó vì mải với theo đồ chơi bị rơi vào trong toilet.
Ngoài ra bé cũng rất có thể bị tai nạn kẹp tay với bồn cầu. Vì vậy cha mẹ không bao giờ được để con một mình trong nhà vệ sinh, dù chỉ là trong chốc lát.
Cửa sổ
Những cửa sổ không có chấn song sắt là nơi cực kì nguy hiểm cho bé mà các cha mẹ đôi khi vô tình bỏ qua.
Vì vậy để an toàn cho con, với bất kì cửa sổ nào, cha mẹ cũng nên lắp đặt chấn song sắt. Bởi ngay với cửa sổ thông gió, tuy bé với người lớn nhưng lại không hề nhỏ với trẻ. Con bạn vẫn có thể bắc ghế và lui lọt qua những cửa sổ thông gió mà cha mẹ vẫn nghĩ không bao giờ con với tới hay chui qua được.
Mặt khác khi nghịch, việc đóng, mở cửa cũng có thể khiến trẻ gặp phải tổn thương do va đập, kẹt tay chân...
Cầu thang
Cầu thang là một trong những nơi trẻ rất thích thú leo trèo. Chính vì vậy, để tránh trẻ bị tai nạn do cầu thang, phụ huynh không nên để đồ vật hấp dẫn trẻ trên cầu thang. Đặc biệt nên kiểm tra xem các thanh chắn lan can cầu thang, không quá rộng vì trẻ có thể chui qua và ngã xuống đất.
Tốt nhất là phụ huynh nên có cửa ngăn ở các đầu cầu thang để ngăn trẻ đi lên cầu thang tránh tai nạn nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ.
Vật dụng nhà bếp
Nhà bếp là nơi nguy hiểm nhất đối với trẻ nhỏ. Để làm giảm nguy cơ trẻ có thể gặp tai nạn, cần để những dụng cụ sắc nhọn như dao, kéo, … ở những vị trí mà trẻ không thể với tới được. Nên sử dụng nồi cơm điện có van khóa an toàn, tránh tình trạng tẻ nghịch phá nồi cơm điện.
Sàn nhà bếp thường có thể trở nên rất trơn do thức ăn, nước hoặc mỡ rơi ra. Nên thường xuyên vệ sinh sàn bếp để tránh trẻ bị trơn trượt. Không nên để xoong, nồi trong tầm với của trẻ. Khi bạn đang nấu ăn, tuyệt đối không nên cho trẻ đi vào nhà bếp.
Bột làm sạch
Nhiều người sử dụng bột làm sạch để làm sạch cửa sổ. Bột này có mùi amoniac đặc biệt. Điều này sẽ kích thích và ăn mòn da, gây khó chịu cho mắt và phổi của trẻ - đối tượng có hệ miễn dịch và đề kháng kém hơn người trường thành. Tiếp xúc lâu dài với amoniac có thể dẫn đến tổn thương gan của trẻ.
Thuốc viên
Trẻ rất dễ ăn nhầm thuốc, nhất là với những loại có màu sắc đẹp và hình dáng giống chiếc kẹo.
Do đó, khi dùng thuốc viên, cha mẹ nên cất kỹ trong tủ, không để cho trẻ tiện tay lấy nghịch. Tủ thuốc cũng nên có ngăn riêng biệt dành cho người lớn và trẻ nhỏ để tránh nhầm lẫn.
Giường và bộ đồ ga gối
Trẻ có thể bị ngã từ trên giường xuống nếu không cẩn thận. Nhiều cha mẹ đặt nhiều ga gối trong nôi, cũi hay trên giường của trẻ để phòng tránh trường hợp trẻ sơ sẩy bị ngã cũng không bị đau. Tuy nhiên, đặt nhiều ga gối ở những khu vực này có thể khiến trẻ tử vong vì ngạt. Bề mặt gối có nhiều sợi lông hay bên trong chứa hạt nhỏ có thể khiến bé bị viêm mũi dị ứng.
Ổ cắm, dây điện, thiết bị điện gia dụng
Trẻ nghịch ngợm có thể vô tình chạm tay vào ổ cắm, hay vấp ngã bởi dây điện ở trong nhà. Tình huống này sẽ rất nguy hiểm nếu điện giật. Các lý do thường xuất phát từ sự chủ quan của người lớn trong việc thiết kế các thiết bị điện và từ sự hiếu động của trẻ.
Tác giả: