Muốn biết lòng người rộng hẹp ra sao, cứ nhìn vào 2 điểm này là rõ

( PHUNUTODAY ) - Người xưa dặn con cháu muốn biết người đó là điều như thế nào, hãy chú ý đến 2 điểm này.

Có câu nói: “Sông sâu còn có kẻ dò/Lòng người nham hiểm ai đo cho tường”. Rất nhiều người ngoài mặt tỏ ra thân thiện, nhưng trong lòng lại có nhiều mưu đồ, khó mà đoán biết được.

Khi bạn hiểu được tâm lý và tính cách của người khác, bạn sẽ biết cách cư xử một cách thận trọng để không bị tổn thương. Để nhận ra được lòng dạ của người khác, không cần phải nghe lời họ nói, chỉ cần quan sát kỹ hai điểm này là đủ.

Thái độ khi nhận ơn

Có hai từ đơn giản mà nhiều người biết, nhưng không phải ai cũng thực sự làm được, đó là “cảm ơn”. Khi gặp khó khăn, bạn sẵn sàng giúp họ, nhưng khi bạn lâm vào tình huống tương tự, họ có thể sẽ chẳng giúp gì cho bạn. Điều này dường như là chuyện thường tình.

Với nhịp sống hối hả ngày nay, lòng người cũng dần trở nên lạnh nhạt. Vì không thể đền đáp ân tình, họ chỉ có thể làm ngơ. Thậm chí, đôi khi bạn giúp đỡ người khác, nhưng họ lại không cảm ơn mà còn tìm cách hại bạn. Đây là điều không hiếm gặp trong xã hội hiện đại.

Có hai từ đơn giản mà nhiều người biết, nhưng không phải ai cũng thực sự làm được, đó là “cảm ơn”.

Để biết một người có thật sự tốt và đáng tin cậy hay không, bạn hãy chú ý đến cách họ đối xử khi nhận được sự giúp đỡ. Có những người biết ơn và cố gắng đền đáp, trong khi lại có những người thờ ơ, không quan tâm đến người đã giúp họ. Đây là một yếu tố quan trọng giúp bạn phân biệt người tốt và người xấu trong cuộc sống.

Thái độ của con người trước lợi ích

Có một câu nói thực tế rằng bộ mặt thật của một người chỉ thật sự lộ ra khi đối diện với tranh chấp lợi ích. Trong cuộc sống hàng ngày, bạn có thể là bạn tốt, đối tác thân thiết hay thậm chí là anh chị em với người đó. Tuy nhiên, khi xung đột về lợi ích xảy ra, mọi thứ sẽ bộc lộ rõ ràng, và ai cũng sẽ cho thấy mặt xấu của bản thân.

Có một câu nói thực tế rằng bộ mặt thật của một người chỉ thật sự lộ ra khi đối diện với tranh chấp lợi ích.

Có những người sẽ sẵn sàng đối đầu vì lợi nhuận, thậm chí có thể làm tổn hại đến lương tâm chỉ để đạt được mục tiêu cá nhân. Họ cũng không còn quan tâm đến tình thân hay các mối quan hệ khi lợi ích bị đụng chạm. Lợi ích có thể khiến một người bộc lộ những mặt tối nhất của bản thân.

Chẳng hạn, có hai ông chủ: một người vì lợi nhuận mà sản xuất ra sản phẩm gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng, còn một người lại chú trọng đến chất lượng sản phẩm hơn lợi nhuận. Kết quả là sản phẩm của ông chủ đầu tiên vướng phải tai tiếng, gây hại cho người tiêu dùng và bị chỉ trích, dẫn đến sự phá sản của nhà máy. Trong khi đó, ông chủ thứ hai giữ vững doanh nghiệp của mình nhờ vào sự tận tâm.

Xét từ một góc độ khác, lợi ích còn phản ánh khả năng nhìn xa trông rộng của một người. Nếu ai đó sẵn sàng hy sinh lương tâm chỉ vì lợi ích trước mắt, họ sẽ là những người thiếu tầm nhìn. Ngược lại, việc kiên trì vì lợi ích lâu dài thể hiện sự sáng suốt và nhân văn.

Tác giả: Quỳnh Trang