Năng lực thấp nhưng hay khoe khoang
Khổng Tử nói: “Trong ba người đi cùng, ắt có một người là thầy của ta”. Nghĩa là dù chúng ta có tài giỏi đến mấy thì bên cạnh vẫn có người giỏi hơn đáng để học hỏi. Ngay cả bậc hiền nhân như Khổng Tử còn khiêm tốn như vậy, huống hồ là chúng ta?
Có nhiều người vốn dĩ họ chẳng có năng lực, tài cán gì, thế nhưng lúc nào họ khoe khoang mà chẳng hề biết mình trở thành trò hề trong mắt người khác. Kiểu người này vốn dĩ chẳng có thành tựu gì to lớn.
Chỉ khi một người không ngừng hoàn thiện bản thân, biết cách học hỏi từ người khác thì người đó mới tiến bộ, phúc khí xung quanh mới ngày càng nhiều.
Thiếu ý chí vươn lên
Đáng sợ nhất của cuộc sống không phải là lúc bạn tuột dốc mà là lúc bạn mất đi ý chí vươn lên. Một người có phúc, dù cuộc sống hiện tại hết sức khó khăn nhưng họ tuyệt đối không bao giờ buông bỏ.
Trong khi đó những người bất hạnh, dù cuộc sống của họ khởi đầu có sự suôn sẻ thì họ cũng sẽ rơi vào trạng thái tiêu cực, chán nản, tinh thần chiến đâu không có.
Một người khi không còn tinh thần chiến đấu trong cuộc sống thì khó có thể đạt được thành tựu to lớn, cuộc sống chỉ càng ngày càng tệ đi, cái gọi là phúc khí cũng chỉ có thể là tưởng tượng mà thôi. Nếu muốn thoát khỏi cuộc sống tuyệt vọng thì hãy giữ tâm thái tích cực, không ngừng nâng cao chính bản thân mình.
Coi thường người khác
Phúc khí của một người có liên quan mật thiết đến thái độ của những người xung quanh. Một người có phúc chính là dù ở cương vị nào cũng sẽ không có thái độ xem thường người khác, trái lại thì họ còn biết tôn trọng và cảm thông đối với mọi người.
Với những người bất hạnh, cử chỉ của họ lúc nào thể hiện sự xem thường người khác. Ngay cả khi họ cùng ở một hoàn cảnh tương tự thì họ vẫn thấy rằng họ hơn người, thậm chí còn cười nhạo người khác.
Từ việc thái độ coi thường đối với người khác thì bạn sẽ chẳng còn cảm nhận được tính cách của người đó tồi tệ cỡ nào. Loại tình cách này không phải bẩm sinh của người đó mà được dưỡng thành trong môi trường phức tạp.