Tu dưỡng cái miệng
Người có được vận mệnh tốt, làm gì cũng suôn sẻ chính là kiểu người ăn nói chừng mực, mỗi lời nói ra đều mang thiện chí. Họ chắc chắn không bao giờ dùng ngôn ngữ để phê phán, khinh thường bất kỳ ai. Những lời họ nói chỉ mang thiện chí, vì đối phương mà khích lệ, động viên.
Đời người hãy nhờ lời nói không mất tiền mua, họa từ miệng mà ra thì hãy lựa lời ăn nói cho vừa lòng nhau. Nói lời khôn ngoan chẳng những để phúc cho bản thân mà còn tích đức cho con cháu nhiều đời sau.
Một lời nói ra giúp được người thì còn hơn xây 7 tòa tháp. Đã nói thì hãy làm, cũng đừng nói suông, nói cho sang miệng rồi để đó.
Thành công lúc nào đi đôi với việc tu dưỡng
Tu dưỡng khả năng ăn nói chính là tu luyện khí chất của bản thân mình. Chỉ khi khẩu đức tốt mới có thể dẫn đến may mắn, tới lúc may mắn rồi thì mới đạt được nhiều lợi ích.
Một người cho dù có xuất thân như nào thì cũng phải không ngừng nâng cao phẩm hạnh của chính mình. Nhân đức của một người mới đầu có thể mang lại lợi ích cho người khác nhưng cuối cùng sẽ nuôi dưỡng chính bản thân mình.
Im lặng, không thích khoe khoang
Hầu hết chúng ta lúc còn trẻ bồng bột thì rất thích khoe khoang, có chút thành tích đã lên mặt, khoe khoang với người khác. Nhiều người chọn đăng lên mạng để nhận về sự ngưỡng mộ từ người khác.
Thế nhưng ở đời này thì khoe khoang điều gì sẽ đánh mất điều đó. Quá phô trương chính là cái bẫy vô hình mà nhiều người không hay biết. Người càng khiêm tốn thì càng có nhiều thứ bản thân mình muốn.
Tác giả: Truy Nguyệt
-
3 loại người trên đời: Người giả vờ giàu, người giàu giả vờ nghèo, kiểu thứ 3 không làm gì nhưng thông minh nhất
-
Cổ nhân dạy: "Người lông mày thô rậm tràn xuống bờ mi chớ dại tới gần", nếu lại gần thì sao?
-
Cổ nhân dạy “Đừng gọi chó khi no”: Nửa vế sau mới là kinh điển ít ai biết được
-
Các cụ dặn kỹ: Người thường xuyên ngủ 3 giấc này mạng mỏng hơn giấy, con cháu nhỡ kỹ
-
Các cụ khuyên “tam chủng họa” không nên treo trong nhà: Nhất là cái đầu tiên