Mỹ nhân nào được vua Càn Long yêu nhất?

( PHUNUTODAY ) - Ông vua Càn Long nổi tiếng đa tình với hàng trăm bà vợ. Vậy ai mới thực sự là mỹ nhân mà ông vua này sủng ái nhất?

Càn Long là một vị hoàng đế anh minh nổi tiếng của thời Mãn Thanh Trung Quốc. Hầu hết người ta biết đến ông như một vị hoàng đế hào hoa, đa tình với rất nhiều mỹ nữ vây quanh. Sử sách chép lại, trong suốt thời gian trị vì, vua Càn Long lập tới 3 hoàng hậu, hơn 40 bà phi chưa kể hàng trăm quý nhân, thường tại, đáp ứng khác. Vậy ai mới là người vua Càn Long yêu nhất?

1. Mối tình Càn Long - Hương Phi

Hương Phi sinh ngày 15/9/1734 tức năm thứ 12 Ung Chính. Nàng là hậu duệ của thủy tổ Hồi giáo phái Cát Mộc Ba Nhĩ, Bỉnh Trì, Tân Cương. Gia tộc nàng là Hòa Trác vốn gọi là Hòa Trác Thị, còn được gọi là Hoắc Trác Thị. Cha là A Lí Hòa Trác là Hồi bộ đài cát, anh trai là Đồ Nhĩ Đô. Gia tộc Hương Phi sống lâu đời tại Diệp Nhĩ Khương, Tân Cương, Trung Quốc.

 

Tháng 5/1755, tức năm thứ 20 Càn Long, triều Thanh cho quân đến dẹp quân phản loạn ở A Mộc Nhĩ Tản Nạp, Tân Cương, giải cứu hai con trai của Mặc Đặc là Ba La Ni Đô và Hoắc Tập Chiếm (đại tiểu Hòa Trác). Nhưng hai người này đã không biết cảm tạ ân đức, lấy oán báo ân, tập hợp binh mã tạo phản, phản đối triều đình, chia rẽ tố quốc.

Gia tộc nàng Hương Phi đều phản đối tạo phản, ủng hộ triều đình, không chịu tuân theo đại tiểu Hòa Trác nên buộc phải xa xứ. Cả nhà nàng di chuyển từ Diệp Nhĩ Khương phía nam của Thiên Sơn lên Y Lê phía bắc Thiên Sơn định cư sinh sống.

 

Hai năm sau (1757), nhà Thanh lại phái quân đến dẹp loạn, mùa thu năm 1759 tức năm thứ 24 Càn Long, đám phản loạn Đại Tiểu Hòa Trác bị dẹp tan. Trong đó có công rất lớn của Ngũ thúc, Lục thúc, anh trai và gia quyến của Hương Phi. Họ được triệu về Bắc Kinh, phong quan tấn tước, mở tiệc chiêu đãi, triều đình còn xây Hồi Tử cung cho họ ở. Hương Phi cũng theo gia đình đến Bắc Kinh.

Để cảm tạ ân đức của vua và biểu thị lòng trung thành với triều đình, Ngạch Sắc Doãn Hòa Đồ Nhi Đô đã quyết định cho nàng Hương Phi thông minh xinh đẹp tiến cung. Vào ngày 4/2/1760, tức năm thứ 25 Càn Long, hoàng đế đã phong ngay nàng là quý nhân không phải qua "thường tại" và "đáp ứng", chứng tỏ Càn Long rất coi trọng chuyện này.

Mọi thói quen sinh hoạt và tín ngưỡng tôn giáo của nàng đều được nhà vua quan tâm và coi trọng. Càn Long còn cho mời đầu bếp đạo Hồi vào cung để nấu ăn cho nàng. Nơi Viên Minh Viên nàng sống, Càn Long còn dành phương ngoại quán trong vườn cho nàng làm nơi tế lễ, đặc biệt còn cho người khắc văn “Cổ lan kinh” lên bức tường bằng đá đại lý.

Hương Phi vào cung hai năm, người trên kẻ dưới đều rất quý mến nàng. Ngày 30/12/1761, Càn Long phụng ý chỉ của Hoàng thái hậu tấn phong cho nàng từ hòa quý nhân lên Dung tần. Năm sau phong cho Đồ Nhĩ Đô anh trai nàng là phụ quốc công.

Tháng Giêng năm thứ 30 Càn Long, nhà vua lần thứ 4 tuần thú phía nam, Dung tần và anh trai nàng cùng đồng hành. Phi tần của Càn Long rất nhiều nhưng được bồi giá xuất cung thì chỉ có mấy người. Hương Phi được tùy giá. Như vậy, có thể thấy địa vị của nàng rất quan trọng trong trái tim của hoàng đế.

Vào ngày 5/6/1768, tức năm thứ 33 Càn Long, nhà vua phụng ý chỉ của hoàng thái hậu tấn phong cho nàng thành Dung phi, Càn Long năm thứ 36 Dung phi tùy giá tuần thú phương Đông, bái yết Khổng miếu, lên Đông Nhạc Thái Sơn. Càn Long năm thứ 43 (1778), Dung phi cùng với 5 vị phi tần khác lại tiếp tục được tùy giá chiêm ngưỡng Thịnh Kinh.

Năm thứ 30 Càn Long, Khánh quý phi mất, năm thứ 40, Lệnh Ý hoàng quý phi mất, từ đó Càn Long cũng không sắc phong quý phi và hoàng quý phi nữa. Năm thứ 31 Càn Long, tức năm 1766, Ô Nạp La Nạp hoàng hậu mất, Càn Long không lập thêm hoàng hậu nữa.

Cho nên trong hậu cung địa vị cao nhất chính là phi. Dung phi là một trong 6 nàng phi trong cung. Sau tháng 7 năm thứ 43 Càn Long (1778), Dung phi đã được thăng lên hàng thứ ba đứng sau Du phi, Dĩnh phi. Sau năm thứ 50 Càn Long (1785), có thể do sức khỏe giảm sút mà Dung phi rất ít xuất hiện, nhưng vua vẫn thường xuyên ban thưởng, quan tâm đến nàng.

Theo ghi chép của “Thưởng tứ đề bạc”, ngày 14/4/1788 năm thứ 53 Càn Long, nhà vua đã ban thưởng cho Dung phi 10 quả quýt, đây là lần cuối cùng tìm thấy ghi chép về việc ban thưởng cho nàng. 5 ngày sau, tức ngày 19/4/1788, nàng ra đi đột ngột tại Viên Minh Viên, thọ 55 tuổi. Có lẽ điều hối tiếc nhất của nàng là chưa sinh được con cho vua.

2. Mối tình Càn Long - Lệnh Phi

Lệnh phi nương nương tên thật là Ngụy Tiểu Ngọc. Là phi tần trong cung của Càn Long. Theo sử sách thì bà rất xinh đẹp, không những cầm kì thi họa, mà còn rất hiểu biết. Bà là một trong những phi tần được Càn Long sủng ái nhất, coi là tri kỉ bên mình.

Lệnh phi nương nương giống như một bức tranh thủy mạc, đẹp sâu lắng mà cũng thật yên bình. Là một phi tần bên cạnh vua, bà rất hiểu vua, hiểu những gì vua nghĩ, hiểu được khoảng lặng nhất bên trong vị vua đầy vẻ oai phong, lẫm liệt kia.

Lệnh hoàng quý phi xuất thân từ Hán tộc Ngụy thị. Năm 1745, lúc đó Ngụy thị 18 tuổi thì nhập cung, được phong làm Nguỵ Quý nhân, cùng năm đó được sắc phong làm Ngụy tần.

Năm 1766, hoàng hậu thứ hai của Hoàng đế Càn Long là Kế Hoàng hậu Ô Lạt Nạp Lạt thị qua đời. Hoàng đế Càn Long không sắc phong cho một phi tần nào làm Hoàng hậu nữa, nhưng Nguỵ Giai thị, với vai trò là phi tử có cấp bậc cao nhất, được giao quyền quản lí hậu cung và thực hiện nhiều bổn phận của Hoàng hậu. Bà thường cùng hoàng đế Càn Long đi tuần du phía nam sông Dương Tử, Thái Sơn và Nhiệt Hà.

Sự sủng ái của Càn Long dành cho Lệnh Phi được thể hiện cao nhất ở điểm lập con trai của bà là Thập ngũ A Ca lên làm vua, chính là vua Gia Khánh sau này.

3. Mối tình gây nhiều tranh cãi Càn Long - Hòa Thân

Câu chuyện bắt đầu từ thời Thanh Thế Tông (Ung Chính Hoàng đế). Ung Chính có một người vợ bé, dung mạo vô cùng xinh đẹp. Khi đó Càn Long mới 15 tuổi, còn là thái tử, được ở bên cạnh bà phi này.

Một lần Càn Long nhìn thấy phi tử này chải đầu, không cầm được lòng mới từ phía sau bịt mắt phi tử này để trêu đùa. Phi tử không biết đó là Thái tử, bị Càn Long bịt mắt như vậy, vùng một cái rồi thuận tay đánh cái lược chải tóc trên đầu ra phía sau đập trúng ngay mặt của Càn Long. Càn Long bị đau lập tức phải buông tay ra.

Ngày hôm sau, Thế Tông phát hiện ra trên mặt Càn Long có một vết tấy đỏ mới hỏi vì sao, Càn Long không dám nói. Sau đó bị quở trách rất nghiêm khắc, Càn Long mới nói ra sự thật. Thái hậu nghe xong lại nghi ngờ người phi tử nọ định đùa bỡn với thái tử, lập tức ban cái chết cho người phi tử dung mạo kiều diễm kia.

Càn Long khóc lớn, lấy một ngón tay nhuộm đỏ bôi vào cổ người phi tử kia nói: “Là do ta hại chết nàng, nếu như linh hồn nàng linh thiêng, hai mươi năm sau chúng ta sẽ gặp lại nhau”.

Dưới triều đại do Càn Long trị vì, Hòa Thân xuất thân từ một trường đào tạo quan chức của Mãn Thanh được vào cung giữ chức Loan Nghi Vệ, công việc cụ thể là khiêng kiệu.

Có một ngày, Càn Long muốn ra ngoài, trong lúc vội vã tìm không thấy cái lọng vàng, mới hỏi: “Đây là lỗi của ai”. Lúc đó Hòa Thân vội vã nói: “Người giữ điển lễ không thể tránh khỏi trách nhiệm”. Càn Long thấy tiếng nói, quay lại nhìn thì thấy Hòa Thân rất quen, như là đã gặp qua ở đâu rồi.

Sau khi về cung, nhớ lại những sự việc khi còn nhỏ bất giác cảm thấy Hòa Thân và vị phi tử vì mình mà chết năm xưa dung mạo rất giống nhau. Vì thế mới bí mật gọi Hòa Thân vào cung, xem kĩ cổ của ông ta phát hiện ra một vết ngón tay. Càn Long cho rằng trước mắt mình là người phi tử thuở trước đầu thai, từ đó sự sủng hạnh của Càn Long đối với Hòa Thân ngày càng gia tăng.

Được sự sủng ái của hoàng đế, hoạn lộ của Hòa Thân lên như diều gặp gió. Từ một người khiêng kiệu, ông ta được thăng lên đến chức Tể tướng. Lại thêm bản tính gian ngoan, giỏi vơ vét, Hòa Thân trở thành người giàu có nhất dưới triều Càn Long.

Trước khi Càn Long nhường ngôi cho con là Gia Khánh, có nói với Hòa Thân rằng: “Ta và khanh quan hệ không hề bình thường, người đời sau sẽ không tha cho khanh”. Quả nhiên sau khi Gia Khánh lên ngôi không lâu đã ra lệnh giết Hòa Thân. Người tình nổi tiếng của Đại đế Càn Long cuối cùng đã phải nhận một kết cục thê thảm.

Mỹ nhân sắc nước hương trời như Hương Phi, tri kỷ trăm năm Lệnh Phi hay người tình bất chấp luân thường đạo lý Hòa Thân, ai mới thực sự là tình yêu lớn nhất trong cuộc đời vua Càn Long?

Vì sao vua Càn Long yêu nhiều nhưng vẫn sống rất thọ?

Trong lịch sử ngàn năm của Trung Quốc, những hoàng đế có tuổi thọ vượt quá 80 chỉ có 3 người. Một là Lương Vũ Đế Tiêu Diễn của Nam Bắc triều thọ 86 tuổi. Hai là nữ hoàng đế duy nhất Võ Tắc Thiên thọ 82 tuổi, và hoàng đế Càn Long thọ 89 tuổi. Ảnh minh họa chân dung nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên. Trên thực tế, việc tuổi thọ của con người là một vấn đề rất phức tạp. Nó liên quan đến rất nhiều yếu tố. Ngày nay, khoa học, y học phát triển nên có rất nhiều phương pháp hiệu quả có thể giúp con người kéo dài tuổi thọ. Với người cổ đại thì việc dưỡng sinh là phương pháp vô cùng quan trọng. Dưới thời Càn Long, thiên hạ thái bình thịnh vượng. Càn Long đa tài đa nghệ, yêu thích văn chương, du lịch nên tinh thần luôn sảng khoái. Cuối đời, tuổi cao sức yếu thì truyền ngôi cho con là Gia Khánh để làm thái thượng hoàng, tâm thư thái, không phải phiền muộn vì tránh xa triều chính. Chính vì thế, tuy nổi tiếng phong lưu, đa tình nhưng ông vẫn khiến bao người ngưỡng mộ, ghen tỵ về tuổi thọ của mình.

Càn Long là vị hoàng đế vô cùng háo sắc, đa tình nổi tiếng trong lịch sử nên được hậu thế gọi là hoàng đế phong lưu. Ông không chỉ có tam cung lục viện với hàng ngàn hàng vạn mỹ nhân, mà trong 6 lần đi tuần thú Giang Nam đã kịp để lại bao nhiêu truyền thuyết trong nhân gian về sự đa tình. Thậm chí, đến gần cuối đời, truyền kỳ về mối tình với nàng Hương phi cũng đủ khiến hậu thế phải thán phục.

Theo khảo sát, ngoài chế độ ăn uống, điều kiện sống tốt nhất, thói quen thường xuyên luyện võ ra, yếu tố quan trọng nhất chính là ông rất mê thư pháp. Càn Long được coi là một trong số ít các hoàng đế đa tài đa nghệ trong lịch sử. Nhã hứng của ông cũng nhiều. Ông thích thư pháp, mê thơ văn, say nghe hát kịch, yêu ngắm hoa đăng, xem xiếc và trượt tuyết. Những lúc ngẫu hứng ông còn tự mình diễn kịch. Những hoạt động này chính là phương pháp luyện tập sức khỏe và tinh thần rất tốt.

Cổ nhân thường lấy việc luyện thư pháp làm con đường rèn luyện sức khỏe. Từ thời kì Chu, viết thư pháp đã trở thành một môn học trong “lục nghệ”. Trong lịch sử, có rất nhiều nhà thư pháp sống rất thọ. Nhà thư pháp nổi tiếng Nhan Chân Khanh thọ 76 tuổi. Âu Dương Tuân thọ 85 tuổi. Liễu Công Quyền thọ 88 tuổi. Nhà thư pháp nổi tiếng Ngu Thế Nam sống cùng thời với Càn Long thọ đến 89 tuổi. Ảnh minh họa chân dung nhà thư pháp Liễu Công Quyền.

Luyện tập thư pháp nhiều chính là rèn luyện sức khỏe. Bởi vì, khi luyện thư pháp, người ta sẽ phải tập trung tư tưởng, tâm trí không xao động. Khi múa bút, tâm phải tĩnh, khí phải hòa, toàn tâm toàn ý vào nét bút. Trên thực tế, thư pháp có rất nhiều điểm tương đồng với luyện và điều hòa khí công. Càn Long lại là người nổi tiếng yêu thích thư pháp. Xung quanh ông có rất nhiều đại học sĩ làm thầy, nghiêm túc chỉ dạy. Sau khi đăng cơ, dù bận triều chính nhưng ông vẫn chăm chỉ, cần mẫn, khổ luyện. Mỗi lần đi đây đó vẫn giữ thói quen đề bút lưu thơ. Từ hoàng cung cho đến tửu lầu, từ hành cung đến miếu cổ, gần như đâu đâu cũng có thể gặp bút tích của Càn Long.

Việc yêu thích thư pháp là do được giáo dục từ nhỏ. Triều Thanh chính là thời kỳ thịnh vượng của người dân tộc thiểu số thống trị Trung Quốc. Vì thế, họ rất muốn học hỏi những tinh hoa văn hóa ưu tú của người Hán nhằm củng cố địa vị thống trị của mình. Do vậy, sau khi định đô tại Bắc Kinh, các tông thất tử đệ của Bát Kỳ, ngay từ nhỏ đã phải học hán văn với yêu cầu rất khắt khe. Chính Khang Hy từng đích thân dạy viết thư pháp, và chỉ cách viết thư pháp để luyện sức khỏe cho Càn Long.

Ngoài ra, Càn Long còn là người thích ngao du sơn thủy. Trong suốt thời gian trị vì, ông đã từng đi Giang Nam 6 lần, 3 lần lên Ngũ Đài. Mỗi khi đến những vùng đất thanh bình, bao la rộng lớn, tâm trạng con nguời trở nên thư thái, rất có lợi cho sức khỏe. Càn Long cũng luôn tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt, điều độ và khoa học. Buổi sáng khoảng 6h hơn trở dậy, sau khi làm vệ sinh cá nhân ông dùng bữa sáng và xử lý việc triều chính. Sau đó, ông nghị sự với các đại thần trong triều.

Sau bữa trưa, ông thường đi dạo ngắm cảnh. Sau bữa tối, ông đọc sách, luyện chữ, làm văn, ngâm thơ rồi mới đi ngủ. Thực đơn hàng ngày chủ yếu là rau củ quả tươi. Các loại thịt, cá thường ăn ít và không ăn quá no. Càn Long còn có sở thích uống trà. Nước uống hàng ngày đều sử dụng nước suối khoáng Tây Sơn. Một điều rất quan trọng nữa là ông noi gương tổ phụ Khang Hy không hút thuốc. Ảnh minh họa chân dung đại hoàng đế Khang Hy.

Trên thực tế, việc tuổi thọ của con người là một vấn đề rất phức tạp. Nó liên quan đến rất nhiều yếu tố. Ngày nay, khoa học, y học phát triển nên có rất nhiều phương pháp hiệu quả có thể giúp con người kéo dài tuổi thọ. Với người cổ đại thì việc dưỡng sinh là phương pháp vô cùng quan trọng. Dưới thời Càn Long, thiên hạ thái bình thịnh vượng. Càn Long đa tài đa nghệ, yêu thích văn chương, du lịch nên tinh thần luôn sảng khoái. Cuối đời, tuổi cao sức yếu thì truyền ngôi cho con là Gia Khánh để làm thái thượng hoàng, tâm thư thái, không phải phiền muộn vì tránh xa triều chính. Chính vì thế, tuy nổi tiếng phong lưu, đa tình nhưng ông vẫn khiến bao người ngưỡng mộ, ghen tỵ về tuổi thọ của mình.

Tác giả: Vân Tiên