1. Jeanne Baret
Cô là người phụ nữ đầu tiên thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới. Cô mặc quần áo như một người đàn ông sau đó lên thuyền và tình nguyện làm đầy tớ cho một nhà thực vật học người Pháp để thực hiện mục tiêu của mình. Nhiều năm sau, Jeanne trở về Paris và trao cho Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên 3.000 loài thực vật mới. Hoàng gia đã rất biết ơn và ghi nhận công lao này của cô và Jeanne Baret được hưởng lương hưu suốt đời.
2. Mary Wollstonecraft (Anh)
Mary Wollstonecraft (1759-1797) là một nhà văn ở thế kỷ 18, được xem là một trong những người sáng lập triết học bình quyền phụ nữ.
Cuốn “A Vindication of the Rights of Woman” (tạm dịch: Bào chữa cho các quyền lợi của Phụ nữ), xuất bản năm 1792 là một tác phẩm cổ điển nêu lên ý tưởng về thuyết nữ quyền. Trong tác phẩm này, bà lý luận rằng, sự thấp kém của phụ nữ không do bẩm sinh mà là hậu quả của một quá trình giáo dục lệch lạc do nam giới áp đặt lên phụ nữ. Do đó, bà gợi ý cả nam và nữ nên cùng được hưởng một nền giáo dục dựa trên lý trí và bà hình dung ra một trật tự xã hội được thiết lập dựa trên lý trí và thoát khỏi mọi định kiến.
3. Marie Sklodowska-Curie
Được mệnh danh là người phụ nữ vĩ đại nhất của khoa học, nhà nghiên cứu đầu tiên được trao hai giải Nobel, Marie Curie mở con đường khoa học cho hàng ngàn phụ nữ. Cùng với chồng, cô phát hiện ra polonium và radium, nghiên cứu phóng xạ và trở thành nữ giáo viên đầu tiên trong lịch sử Sorbonne.
4. Katherine Sheppard (New Zealand)
Katherine Sheppard (1847 – 1934) là nhà hoạt động xã hội đã đưa New Zealand trở thành quốc gia đầu tiên trong lịch sử nhân loại công nhận quyền bầu cử của phụ nữ. Khởi điểm bà vốn là một thành viên năng nổ trong Hiệp hội Phụ nữ của nhà thờ, vào năm 1885, Kate Sheppard trở thành đồng sáng lập của Liên đoàn Phụ nữ Công giáo New Zealand, một tổ chức chính trị hoạt động vì quyền lợi của phụ nữ và trẻ em.
Trong vai trò của một lãnh đạo Liên đoàn, Kate Sheppard đã đấu tranh không mệt mỏi cho quyền bầu cử của phụ nữ, dù gặp rất sự chống đối từ nhiều phía. Cuối cùng sau 3 lần đệ trình nguyện thư lên Quốc hội, luật về quyền bầu cử cho phụ nữ mới được thông qua. Bà đã dành nhiều công sức để viết dự thảo luật và một cuốn sách về quyền bầu cử của phụ nữ. Sau thành công đó, Kate Sheppard đi vào lịch sử như một nhà đấu tranh tiên phong cho quyền lợi chính trị của phụ nữ, và bà đã trở thành động lực cho các cuộc đấu tranh vì nữ quyền trên khắp thế giới, đặc biệt là tại các quốc gia sử dụng Anh ngữ như Anh và Mỹ.
5. Grace Hopper
Cô là người phụ nữ đầu tiên trở thành Tiến sĩ Toán học. Ở tuổi 37, cô tình nguyện làm việc trong Hải quân, viết các ứng dụng cho máy tính Harvard Mark I, và giải thích thuật ngữ “nano giây” đơn giản. Một tàu khu trục của hải quân, một siêu máy tính được đặt theo tên của cô, và đặc biệt giải thưởng Grace Murray Hopper là giải thưởng hàng năm dành riêng cho các lập trình viên trẻ.
6. Margaret Sanger (Mỹ)
Margaret Sanger (1879-1966) dành cả cuộc đời mình để cống hiến cho luật sinh đẻ có kế hoạch, mở bệnh viện sinh đẻ kế hoạch đầu tiên ở Mỹ và lập ra hội National Birth Control League (Hiệp hội sinh đẻ có kế hoạch quốc gia).
Việc làm nỗ lực của cô thuyết phục lãnh đạo Tòa án tối cao Mỹ thực hiện chế độ cho phép các bác sĩ cung cấp biện pháp tránh thai cho người dân, đã gây tầm ảnh hưởng lớn đến xã hội hiện đại. Margaret Sanger kêu gọi gia đình nghèo đói thoát nghèo bằng cách giải phóng cho người phụ nữ không phải có thai có ngoài ý muốn và trao cho người phụ nữ những lựa chọn để họ tận hưởng cuộc sống tốt đẹp hơn.