Năm 2023 mua bán nhà đất: 4 trường hợp không được sang tên sổ đỏ, sổ hồng cần lưu ý?

( PHUNUTODAY ) - Trong năm 2023, khi mua bán nhà đất có 4 trường hợp không được sang tên sổ đỏ, sổ hồng người mua phải hết sức chú ý.

Khi giao dịch, mua bán nhà đất luôn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro với khoản tiền lớn nên gần như ai cũng cẩn trọng và tìm hiểu kỹ lưỡng để tránh tiền mất tật mang. Trong năm 2023, khi mua bán nhà đất có 3 trường hợp không được sang tên sổ đỏ, sổ hồng người mua phải hết sức chú ý.

Trường hợp không được sang tên sổ đỏ, sổ hồng

Sổ đỏ - quyền sử dụng đất là tài sản có giá trị cao với người dân, chính vì vậy khi mua bán, cho tặng người dân cần nắm vững luật để không bị kẻ gian lợi dụng mất tiền oan. Theo Khoản 1 Điều 191 Luật Đất đai được ban hành vào năm 2013 quy định rất rõ những trường hợp không được thực hiện sang tên sổ đỏ.

Trường hợp 1: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

Trường hợp 2: Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Trường hợp 3: Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

Trường hợp 4: Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

Như vậy, cả người chuyển nhuyện và người nhận chuyển nhượng phải đồng thời đáp ứng điều kiện là:

- Người sang tên phải đáp ứng được những điều kiện nêu trên.

- Người được sang tên không thuộc những trường hợp không được sang tên.

Chỉ cần một trong 2 không thỏa mãn thì không thể thực hiện sang tên.

Thủ tục tiến hành sang tên sổ đỏ, sổ hồng khi đáp ứng đủ điều kiện sang tên

Bước 1: Tiến hành công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất:

Các cá nhân, hộ gia đình cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ sau:

– Phiếu yêu cầu công chứng.

– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất/Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất (Sổ đỏ, sổ hồng).

– Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu của hai bên.

– Sổ hộ khẩu.

– Các tài liệu, chứng từ chứng minh tài sản chung, tài sản riêng bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; Giấy xác nhận tình trạng độc thân; Văn bản cam kết tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng.

– Trường hợp ủy quyền cần có giấy ủy quyền.

Bước 2: Thực hiện công chứng:

Bước 3: Kê khai nghĩa vụ tài chính:

Bước 4: Tiến hành sang tên sổ đỏ, sổ hồng:

Trước hết, hồ sơ thực hiện việc sang tên sổ đỏ, sổ hồng bao gồm giấy tờ sau:

– Đơn đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK.

– Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất có công chứng hoặc chứng thực.

– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo mẫu.

– Các giấy tờ làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế (nếu có).

– Bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ theo mẫu.

– Giấy tờ chứng minh thuộc diện miễn lệ phí trước bạ (nếu có).

Sau đó, cá nhân, hộ gia đình nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất.

Nếu cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu có thể nộp hồ sơ tại Ủy bân nhân dân cấp xã nơi có đất (xã, phường, thị trấn) nếu có nhu cầu.

Bước 5: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh cấp huyện sẽ gửi thông tin sang cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính.

Cá nhân, hộ gia đình thực hiệ nghĩa vụ nộp thuế theo thông báo của Chi cục thuế. Cuối cùng, xác nhận đăng lý biến động đất đai trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ, Sổ hồng); tiến hành cập nhật, chỉnh lý trong hồ sơ địa chính.

Thực hiện trao trả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người yêu cầu hoặc gửi lại Ủy ban nhân dân cấp xã nếu như cá nhân, hộ gia đình nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Tác giả: Vũ Thêm