Năm 2023, công dân thuộc các năm sinh này phải làm CCCD gắn chip kẻo sẽ bị phạt.
Đã hơn 2 năm từ ngày Bộ Công an đã triển khai cấp căn cước công dân (CCCD) gắn chip thay cho CMND, CCCD mã vạch nhưng vẫn còn nhiều công dân chưa làm (CCCD) gắn chip điện tử. Năm 2023, công dân thuộc các năm sinh này phải làm CCCD gắn chip kẻo sẽ bị phạt.
Những trường hợp phải làm CCCD gắn chip mới trong năm 2023 Cụ thể, theo Điều 21, 23 Luật Căn cước công dân 2014, Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, người sử dụng CMND, CCCD phải đi đổi sang CCCD gắn chip mới nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
– Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi đối với người sử dụng CCCD.
Nếu CCCD được cấp trong vòng 2 năm trước các mốc tuổi này, thì vẫn được sử dụng đến mốc tuổi tiếp theo.
Nếu trong trường hợp công dân đi làm CCCD đã đủ 60 tuổi, tính đến thời điểm cấp thẻ, thì thời hạn sử dụng thẻ là đến suốt đời. Tức là công dân được sử dụng cho đến khi mất mà không cần làm thủ tục đổi thẻ bất cứ lần nào nữa, trừ trường hợp thẻ bị mất, hoặc bị hư hỏng,…
– CMND hết thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp (hướng dẫn bởi Mục 2 Phần II Thông tư 04/1999/TT-BCA).
– Có sai sót về thông tin trên thẻ CCCD/CMND.
– Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng.
– Xác định lại giới tính, quê quán.
– CMND/CCCD bị hư hỏng không sử dụng được.
– Bị mất thẻ CCCD/CMND.
– Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
Như vây, trong năm 2023, những công dân có năm sinh 1998, 1983, 1963 nếu chưa đi làm CCCD gắn chip mới sẽ phải đi làm ngay để không bị phạt.
Mức phạt khi không đổi CCCD hết hạn Theo điểm b, khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP và Điều 23 Luật căn cước công dân 2014, kể từ năm 2022, việc không đổi CCCD khi hết hạn sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng.
Lệ phí cấp, đổi thẻ CCCD gắn chip Theo Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC, mức phí cấp thẻ CCCD gắn chip được quy định như sau:
+ Công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ CCCD: 30.000 đồng/thẻ.
+ Đổi thẻ CCCD khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ.
+ Trường hợp có sai sót về thông tin trên thẻ CCCD do lỗi của cơ quan quản lý thì không phải nộp lệ phí; Nếu sai sót do lỗi của người dân thì lệ phí đổi thẻ CCCD gắn chip theo quy định là 50.000 đồng/thẻ.
+ Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất thẻ CCCD, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ.
Ưu điểm vượt trội của Thẻ CCCD gắn chip
Theo Bộ Công an, khi sử dụng CCCD, thông tin cá nhân được bảo mật cao, khó làm giả, bảo đảm độ tin cậy trong thực hiện các giao dịch. Không bị lộ thông tin khi bị mất thẻ. Chíp trên thẻ CCCD không có chức năng định vị, theo dõi để xác định vị trí của công dân và không có điện. Việc xác thực danh tính có thể thực hiện “offline” mà không cần kết nối Internet tạo thuận lợi rất nhiều khi thực hiện các giao dịch, kiểm tra hay giám sát thông tin bằng các thiết bị khác.
Khi sử dụng CCCD có gắn chíp điện tử, số Chứng minh nhân dân (CMND) cũ được lưu trong chíp cũng như trên mã QR in trên bề mặt thẻ, do đó, người dân sử dụng thẻ CCCD gắn chíp không cần phải có giấy xác nhận của Công an về tất cả các hồ sơ giấy tờ có liên hệ với số CMND cũ như trước và không còn tốn kém thời gian, chi phí công chứng, chứng thực giấy tờ như trước đây do thẻ có thể được sử dụng và kết nối rộng rãi cho các dịch vụ công và tư nhân.
Thẻ CCCD gắn chíp có in mã QR ở mặt trước thẻ, chứa một số thông tin cần thiết của công dân nên khi cần khai báo thông tin, công dân chỉ cần quét mã QR bằng điện thoại di động thay vì phải nhập tay.
Thẻ CCCD có gắn chíp điện tử có thể tích hợp nhiều loại giấy tờ khác nhau như Giấy phép lái xe, thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT), sổ Bảo hiểm xã hội (BHXH), sổ hộ khẩu, tạm trú tạm vắng… từng bước thay thế cho sổ hộ khẩu, sổ tạm trú. Thay vì việc phải làm và mang theo rất nhiều các loại giấy tờ khác nhau thì người dân có thể sử dụng thẻ CCCD gắn chip để thực hiện các giao dịch.
Một tiện ích hết sức quan trọng khác là thông tin trên thẻ CCCD gắn chip điện tử được in song ngữ, gồm cả tiếng Việt và tiếng Anh. Nhờ các thông tin cá nhân được in tiếng Anh mà công dân khi đi lưu trú tại nước ngoài, du lịch hay ký các hợp đồng quốc tế sẽ rất thuận lợi.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Đối tượng duy nhất được cấp CCCD gắn chip vô thời hạn, lưu ý đặc biệt khi dùng thẻ ai cũng phải nhớ
-
Quên thẻ BHYT giấy khi khám chữa bệnh, dùng 3 cách này để thay thế, đảm bảo hưởng trọn quyền lợi
-
Có 1 đối tượng được nhận CCCD gắn chip vô thời hạn trong năm 2023 là ai?
-
5 loại giấy tờ quan trọng nên cập nhật sau khi đổi sang CCCD gắn chip
-
Cách nhớ số CCCD gắn chip cực dễ, người hay quên nhất định sẽ cần