Sang tên Sổ đỏ là cách gọi phổ biến của người dân dùng để chỉ thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
Hợp đồng tặng cho tài sản được quy định tại Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015. Đây là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình cho bên nhận mà không yêu cầu đền bù. Đối với quyền sử dụng đất, việc tặng cho bắt buộc phải thực hiện bằng hợp đồng có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký sang tên theo quy định tại Điều 167 Luật Đất đai 2013.
Trong khi đó, lập di chúc được Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 quy định là tuyên bố thể hiện ý chí của người lập nhằm định đoạt tài sản của mình cho người khác sau khi mình qua đời. Di chúc có thể được lập bằng văn bản có công chứng, chứng thực hoặc bằng miệng, tùy theo quy định pháp luật.
Ưu, nhược điểm của cả 2 hình thức này như sau
Với việc tặng cho quyền sử dụng đất: Đây là hình thức phổ biến khi cha mẹ còn sống và muốn chuyển quyền sở hữu cho con cái một cách nhanh chóng.
Để hợp đồng tặng cho có hiệu lực, cần đáp ứng đủ các điều kiện tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013: Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trừ một số trường hợp đặc biệt), đất không bị kê biên, không có tranh chấp và còn thời hạn sử dụng. Theo điểm a, khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013, hợp đồng tặng cho bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền.
Một lợi thế khác của hình thức tặng cho là cha mẹ có thể tặng cho có điều kiện (ví dụ: con phải nuôi dưỡng, chăm sóc cha mẹ, không được bán nhà khi chưa được đồng ý…), căn cứ theo Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015.
Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất là khi đã sang tên sổ đỏ cho con, cha mẹ sẽ không có quyền đòi lại tài sản đã tặng cho nữa.
Đối với hình thức lập di chúc: Theo Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015, quyền sử dụng đất là tài sản có thể được thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật sau khi người có quyền sử dụng đất qua đời.
Nếu lập di chúc, người để lại tài sản có thể chỉ định cụ thể người được hưởng, nội dung và tỉ lệ chia. Di chúc có thể lập bằng văn bản hoặc bằng miệng, nhưng để tránh rủi ro, nên lập văn bản có công chứng hoặc chứng thực, đặc biệt khi liên quan đến tài sản lớn như đất đai.
Di chúc cuối cùng được lập sẽ có hiệu lực pháp lý (khoản 5 Điều 643 BLDS 2015). Cần lưu ý, nếu người để lại di chúc có con chưa thành niên hoặc người phụ thuộc, dù không có tên trong di chúc, họ vẫn được hưởng một phần tài sản.
Tuy nhiên, rủi ro lớn nhất của thừa kế theo di chúc là nguy cơ bị tranh chấp. Điều này thường xảy ra khi có nhiều người thừa kế, nội dung di chúc không rõ ràng, hoặc người lập di chúc không còn minh mẫn. Nếu di chúc bị tuyên bố không hợp pháp, việc chia tài sản sẽ quay về theo luật, tức là chia đều, dễ dẫn đến mâu thuẫn và kiện tụng kéo dài.
Tóm lại, việc tặng cho hay thừa kế, lựa chọn phụ thuộc vào hoàn cảnh và mong muốn của từng gia đình.
Nếu muốn chuyển quyền sử dụng đất cho con ngay khi còn sống, đảm bảo sự chủ động, rõ ràng và hạn chế tranh chấp thì tặng cho là phương án thuận lợi hơn. Ngược lại, nếu muốn giữ quyền kiểm soát tài sản đến cuối đời hoặc chưa thực sự sẵn sàng chuyển nhượng, lập di chúc để thừa kế là cách phù hợp hơn.
Tác giả: Dương Thuỵ
-
Bảng giá vàng 9999 24K 18K SJC DOJI PNJ hôm nay 13/7/2025
-
Từ 1/1/2026: Giáo viên mầm non đáp ứng điều này được nghỉ hưu trước 5 năm không bị trừ tỷ lệ hưởng lương
-
Làm cách nào lừa đảo biết rõ thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng: Có tận 6 cách, biết để đề phòng
-
Quan trọng: Thời gian chính xác công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2025
-
Ngành học 'vàng' tại Việt Nam 4 năm liên tiếp lọt Top thế giới, lương 10 số dễ dàng