Năm mới Đinh Dậu, nhất định không thể không biết 3 câu chuyện ngắn cực thâm thúy này!

( PHUNUTODAY ) - Những câu chuyện này mang ý nghĩa nhân sinh vô cùng sâu sắc, dù là ai cũng nên đọc và thấu hiểu.

Câu chuyện thứ nhất: Người hàng xóm bất lịch sự

A nói với B: “Khu nhà tôi vừa dọn về một ông hàng xóm bất lịch sự. Tối hôm qua, đã gần một giờ sáng rồi mà ông ta còn qua đập cửa nhà tôi rầm rầm”. B hỏi: “Thế anh có báo cảnh sát không?”. A trả lời: “Không, tôi mặc kệ ông ta, xem ông ta như thằng điên vì lúc ấy tôi đang tập thổi kèn saxophone”.

Ngẫm: Chuyện gì cũng có nguyên nhân, nếu biết trước lỗi của mình thì hậu quả sẽ khác đi. Tuy nhiên, chúng ta lại thường ít khi thấy mình sai, nhưng lại dễ dàng thấy người khác sai.

Câu chuyện thứ hai: Lên đường

Có một hòa thượng muốn đi vân du khổ luyện.

Sư phụ hỏi: “Lúc nào thì con lên đường?”.

Vị hòa thượng trả lời: “Tuần sau ạ! Đường xá xa, con sai người làm mấy đôi giày rơm, mua bán mấy thứ rồi sẽ lên đường”.

Sư phụ trầm ngâm một hồi, nói: “Không cần như vậy, ta sẽ cho người đến quyên tặng mấy thứ đó”.

Sau đó, sư phụ không biết đã nói cho bao nhiêu người, cùng ngày đã có vài người mang giày rơm đến, chất đầy một góc thiền phòng. Sáng sớm hôm sau, lại có người mang ô dù đến tặng cho hòa thượng.

Hòa thượng hỏi: “Ngươi vì sao phải tặng ô cho ta?”.

Người kia nói: “Sư phụ của ngài nói ngài muốn đi xa, trên đường có thể sẽ gặp mưa to, hỏi tôi có thể không tặng ô cho ngài sao!”.

Nhưng hôm ấy không chỉ có một người tới tặng ô, đến tối, trong phòng thiền có đến gần 50 cái ô.

Sau đó, sư phụ đi vào phòng thiền của hòa thượng nói: “Giày rơm và ô đã đủ chưa?”.

Vị hòa thượng đáp: “Vâng, đủ rồi, đủ rồi thưa sư phụ”.

Hòa thượng chỉ vào đống giày và ô chất cao như một ngọn núi nhỏ, nói: “Nhiều quá, con không thể mang tất cả chúng theo”.

“Như vậy sao được”, sư phụ nói: “Ngày không thể lường trước gió mưa, ai mà biết được con đi nhiều ít bao nhiêu, gặp bao nhiêu trận mưa gió? Ngộ nhỡ giày rơm bị thủng, ô bị đánh mất thì biết làm sao?”.

Sư phụ còn nói: “Con nhất định sẽ gặp không ít con suối, ngày mai ta cho người mang thuyền tới, con cũng nên mang theo 3 cái…”.

Hòa thượng nghe đến đây thì đã hiểu dụng tâm của sư phụ, bèn quỳ xuống mà nói: “Sư phụ, đệ tử ngay bây giờ sẽ lên đường, cái gì cũng sẽ không mang theo nữa!”.

Ngẫm: Làm một việc, điều trọng yếu không phải vật ngoài thân có hoàn mỹ hay không, mà là bạn có đủ quyết tâm hay không!

Có quyết tâm, định ra mục tiêu, hết thảy đều không còn là vấn đề!

Hãy mang theo tâm huyết của bản thân mình, muc tiêu dù có cao xa, thì con đường chính là ở ngay dưới chân ta!

Mỗi bước chân đi, đều là từng chút thu hoạch. Mang theo tâm huyết trên bước đường, tất cả mọi thứ tự nhiên đều sẽ có đủ.

Câu chuyện thứ ba:  Anh trai

Năm 18 tuổi, anh quyết định nghỉ học đi phụ hồ. Bố Mẹ giận dữ, mắng “Sanh ra.. Giờ cãi lời bố mẹ… phải chi nó ngoan, siêng học như bé Út…”

Anh lặng thinh không nói năng gì… Bố mẹ mắng mãi rồi cũng thôi. Anh đã quyết thế!

Ngày bé Út vào Đại Học, phải xa nhà, lên Thành Phố ở tro. Anh tự ý bán đi con bò sữa – gia tài duy nhất của gia đình, gom tiền đưa cho bé Út. Biết chuyện, bố thở dài, mẹ lặng lẽ, bé Út khóc thút thít… anh cười, “ Út ráng học ngoan…”

Miệt mài 4 năm ĐH, Út tốt nghiệp loại giỏi, được nhận ngay vào công ty nước ngoài, lương khá cao… Út hớn hở đón xe về quê…

Vừa bước vào nhà, Út sững người trước tấm ảnh của anh trên bàn thờ nghi ngút khói… Mẹ khóc, “Tháng trước, nó bị tai nạn khi đang phụ hồ…lúc hấp hối, biết con đang thi tốt nghiệp, nó dặn đừng nói con biết…”

Ngẫm: Trên đời, không có gì quý giá hơn tình thân, dù có đi nơi nào đến chùn chân mỏi gối thì ngôi nhà và tình thân vẫn là thứ cuối cùng ta nên trở về và trân trọng.

Tác giả: Thạch Thảo