Vào mùa hè, nước dừa là một loại thức có khả năng giải nhiệt và cung cấp năng lượng cho cơ thể trong dạng thời tiết nóng bức này.
Với vị ngọt thanh, mát lành và có nhiều khoáng chất tốt, ngoài việc cấp nước cho cơ thể thì bên cạnh đó, nước dừa còn chứa rất nhiều Kali, Sắt, Canxi, Nitơ, Acid phosphoric, đường khử và Magie,… và muối khoáng khác. Nhờ các thành phần này nên nước dừa có tính hàn, giúp giải nhiệt, làm mát, giải khát đặc biệt tốt.
Các chuyên gia đã công nhận rằng nước dừa có thể chữa một số bệnh thông thường, đặc biệt là ngăn ngừa sỏi thận và tốt cho người bị tiêu chảy, kiết lị, dịch tả,…
Ngoài làm mát và giải nhiệt cơ thể, làm đẹp da cũng là một công dụng mà nhiều người nhắc đến khi nghĩ về loại quả này. Trong nước dừa có Axit Lauric, đây là một loại Axit béo bão hoà có trong các sản phẩm dầu dừa. Chính chất này giúp cho quá trình lão hoá chậm lại và thúc đẩy sự thay thế các tế bào chết, do đó da căng mịn và tươi trẻ hơn.
Bên cạnh đó, trong Đông y, nước dừa thuộc âm, có vị ngọt ấm, không độc, có tác dụng giúp tăng cường khí lực, tươi nhuận nhan sắc, giải nhiệt, làm mát cơ thể nhanh, cầm máu nên rất tốt khi điều trị cảm nắng, thổ huyết và máu cam.
Dù có nhiều tác dụng, thế nhưng nếu uống sai cách, nước dừa có thể gây hại sức khỏe . Dưới đây là những sai lầm khi uống nước dừa:
Uống quá nhiều
Nước dừa có lượng Kali dồi dào, nếu bạn uống quá nhiều sẽ làm tăng kali trong máu, nguyên nhân phổ biến làm thay đổi nhịp tim, gây đe dọa tính mạng. Bao gồm rung thất, một tình trạng khẩn cấp trong tâm thất rung động nhanh thay vì bơm máu. Nếu nồng độ kali rất cao trong máu vẫn chưa được xử lý, tim có thể ngừng đập, gây ra cái chết.
Cụ thể, chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo tốt nhất mỗi ngày chỉ nên uống 1 trái dừa (tương đương khoảng 500 ml), mỗi tuần chỉ dùng từ 2 - 3 trái dừa.
Đối với phụ nữ mang thai: Trong ba tháng đầu thai kỳ bà bầu không nên uống nước dừa. Sau ba tháng đầu, mẹ bầu có thể duy trì uống một cốc nước dừa khoảng 250ml mỗi ngày sẽ giúp cung cấp đủ lượng nước và các khoáng chất thiết yếu, đồng thời giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, những thai phụ bị huyết áp thấp nên hạn chế uống nước dừa, vì thức uống này sẽ làm giảm huyết áp.
Nguy cơ tăng đường huyết
Theo phân tích dinh dưỡng, trong 100 ml nước dừa có chứa khoảng 5 g chất đường bột. Do vậy, với những người đang điều trị bệnh tiểu đường thì nên kiểm soát tốt lượng nước dừa uống hàng ngày, nhằm phòng ngừa nguy cơ tăng đường huyết và các biến chứng nghiêm trọng.
Không uống nước dừa khi vừa lao động nặng ngoài trời nắng
Với những người vừa tập luyện thể thao hoặc làm những công việc nặng nhọc, mất sức cũng không nên uống nước dừa, sẽ khiến chân tay bủn rủn, giảm sức bền.
Khi cơ thể đổ nhiều mồ hôi hoặc mới đi nắng về, vì nó sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng điện giải. Theo đó, nếu vội vã uống nước dừa ngay sau khi vừa thi đấu thể thao hoặc lao động nặng ngoài trời nắng thì bạn có thể bị bủn rủn chân tay, giảm bớt sức dẻo dai của cơ thể.
Do đó, nên để thân nhiệt ổn định một chút rồi hãy dùng nước dừa.
Không uống nước dừa vào buổi tối
Uống nước dừa dễ bị khó tiêu, đầy bụng. Nếu muốn uống nước dừa buổi tối, tốt nhất nên uống ít, uống từng ngụm nhỏ từ từ.
Tác giả: M