Nên làm gì khi bị bệnh ung thư thanh quản?

( PHUNUTODAY ) - Đối với những người khi phát hiện mắc bệnh ung thư thanh quản thì người dùng nên làm gì? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây ra ung thư thanh quản là gì?

Ung thư thanh quản gây ra bởi những thay đổi trong các tế bào của thanh quản, hiện nay vẫn không rõ ràng chính xác lý do tại sao điều này xảy ra. Tất cả các loại ung thư bắt đầu với một sự thay đổi trong ADN của tế bào. Sự thay đổi trong ADN làm cho sự tái tạo các tế bào không kiểm soát được, tạo ra một sự tăng trưởng của mô gọi là bướu (khối u).

Các chuyên gia chưa tìm ra được lý do tại sao các ADN bên trong các tế bào của thanh quản bị ảnh hưởng trong trường hợp ung thư thanh quản.

Hướng dẫn cách chẩn đoán bệnh ung thư thanh quản

Khám lâm sàng

Các bác sĩ sẽ khám cổ của bạn và kiểm tra tuyến giáp, thanh quản và các hạch vùng để tìm các khối u hoặc các chỗ phồng bất thường. Để nhìn thấy họng của bạn các bác sĩ có thể phải đè lưỡi của bạn xuống.

Nội soi thanh quản gián tiếp

Các bác sĩ sử dụng một gương nhỏ dài để kiểm tra thanh quản của bạn tìm kiếm những vùng bất thường và kiểm tra hai dây thanh âm có di động bình thường hay không. Khám nghiệm này sẽ không gây đau. Bác sĩ có thể sẽ xịt vào họng của bạn một loại thuốc gây tê tại chỗ giúp bạn tránh bị phản xạ nôn oẹ. Khám nghiệm này được làm tại phòng của bác sĩ.

Soi thanh quản trực tiếp

Các bác sĩ sẽ đặt qua mũi hoặc miệng của bạn một ống mỏng có đèn sáng được gọi là ống soi thanh quản. Khi ống soi này đi đến họng của bạn, họ có thể nhìn thấy các vùng mà họ không nhìn thấy được trên gương. Gây tê tại chỗ giúp làm giảm sự khó chịu và chống lại sự nôn oẹ. Bạn cũng có thể được sử dụng một thuốc an thần nhẹ giúp cho bạn đỡ căng thẳng. Đôi khi bác sĩ có thể sử dụng thuốc gây tê toàn thân giúp cho bệnh nhân ngủ. Khám nghiệm này có thể được làm tại phòng của bác sĩ, ở phòng khám ngoại trú hoặc trong bệnh viện.

Những ai thường mắc phải ung thư thanh quản?

Ung thư thanh quản là một bệnh tương đối hiếm. Bệnh chỉ chiếm 1% trong tổng các bệnh ung thư. Ung thư thanh quản phổ biến ở nam giới hơn so với phụ nữ. Cứ 4 người đàn ông mới có 1 phụ nữ mắc bệnh. Ngoài ra, ung thư thanh quản là bệnh không lây nhiễm.

Những phương pháp điều trị bệnh ung thư thanh quản

Ung thư thanh quản thường được điều trị bằng tia xạ hoặc bằng phẫu thuật. Đây là các phương pháp điều trị tại chỗ, có nghĩa là chúng chỉ ảnh hưởng tới tế bào ung thư ở vùng được điều trị.

Một số bệnh nhân có thể được điều trị bằng hóa chất, được gọi là điều trị toàn thân, có nghĩa là thuốc được vận chuyển đi khắp các mạch máu. Bác sĩ có thể chỉ sử dụng một phương pháp hoặc có thể kết hợp các phương pháp, tuỳ thuộc vào nhu cầu của bệnh nhân.

+ Liệu pháp chiếu xạ

+ Phẫu thuật

Tác giả:

Tin nên đọc