Nếu bạn lỡ cho ai đó vay tiền mà bị "xù nợ" thì hãy nói với họ điều này sẽ ngay lập tức trả

( PHUNUTODAY ) - Nếu bạn lỡ cho ai đó vay tiền mà bị "xù nợ" thì hãy nói với họ điều nàysẽ ngay lập tức trả nhớ lưu lại vì vô cùng hữu ích nhưng ít ai biết.

 

Cách đòi nợ tế nhị cũng cần kiên quyết

Dù bạn có cách đòi tiền lịch sự đến thế nào, vẫn có nguy cơ bị lần lữa trả nợ. Hãy cương quyết để có cách đòi nợ nhanh nhất, hiệu quả nhất, tránh khó nói, quỵ lụy, bị lợi dụng về sau. Quá tam ba bận luôn là một câu nói bất hủ cần phải “tuân thủ”. Nếu họ đã hẹn bạn đến lần thứ hai mà tiếp tục khất nợ. Bạn cần tỏ thái độ cương quyết. Chẳng hạn:

Nếu bạn khó khăn, hãy chuyển tiền cho mình làm nhiều lần. Bạn hãy trả cho mình số tiền XXX trước ngày …, số còn lại trả trước ngày….

Bạn cần trả tiền cho mình trước ngày… Mình đang rất cần. Nếu đến ngày đó bạn không trả được, có lẽ mình nên nói chuyện với vợ chồng/gia đình bạn để hai bên giải quyết dứt điểm vấn đề này.
Bạn đã hẹn, và thất hẹn với mình hai lần. Mình không muốn có lần thứ ba. Bạn hãy thu xếp tài chính và chốt thời gian chính xác trả tiền mình.

Chia nhỏ khoản nợ và trả thành nhiều lần

Đây là việc làm không chỉ giúp người mà còn là hành động giúp cả bản thân mình. Có thể người đó đang gặp khó khăn không thể trả hết toàn bộ số tiền thì bạn có thể đề nghị việc này. Chẳng hạn, khoản nợ là 3.000.000, nếu trả mỗi tháng 300.000 thì sau 10 tháng sẽ hết. Chắc chắn có người sẽ nghĩ, tiền của mình mà sao bị xé lẻ như vậy. Nhưng theo tôi, thà là xé lẻ còn hơn là chẳng nhận được đồng nào..

Dù khoản nợ lớn hay nhỏ thì bạn cũng không nên bỏ qua

Ban đầu, bạn cho họ mượn rất ít và bỏ qua vì thấy chẳng đáng là bao. Lần sau, điều đó vẫn tái diễn như vậy nhưng số nợ càng ngày càng lớn. Điều này là do bạn đã bỏ qua quá nhiều lần, chính điều đó đã làm cho họ có một thói quen. Nếu không muốn tình cảm rạn nứt, tôi nghĩ tốt nhất là cái gì cũng nên sòng phẳng, nhất là những vụ việc liên quan đến tiền bạc như thế này.

Viết giấy mượn tiền

Bộ nhớ của con người thường có xu hướng bị suy giảm. Mỗi ngày có quá nhiều thứ khiến bạn phải lao tâm khổ tứ do đó rất dễ khiến bạn xao nhãng. Nếu có thể, tốt nhất hãy viết một bản giấy vay nợ chính thức. Bởi vì như vậy, người vay sẽ càng nghiêm túc hơn với số tiền này. Nếu thời hạn trả nợ đã đến mà họ vẫn chưa trả tiền hoặc gây ra những tranh cãi trong quá trình này. Giấy vay nợ sẽ là bằng chứng duy nhất giúp bạn giải quyết vấn đề.

Cô Tuyết Như có chia sẻ, một người bạn đồng nghiệp mượn cô 30 triệu đồng. Cô yêu cầu đồng nghiệp phải viết giấy vay tiền trong đó quy định rằng mỗi nửa tháng bên B cần phải trả bên A một phần tiền. Cô cho biết: “Mặc dù chúng tôi cùng làm việc với nhau mỗi ngày và cùng chung một văn phòng. Nhưng khi giấy nợ được viết ra một cách rõ ràng sẽ giúp cả hai bên đều nhận thức rõ việc trả nợ và các vấn đề liên quan khác.”

Trên giấy ghi nợ tốt nhất cần ghi rõ về số lượng tiền cho vay, ngày vay và ngày trả để tránh trường hợp đến kỳ nhưng không trả. Đồng thời hai bên đều cần ký nhận.

 

Kỳ hạn trả nợ đã đến, đừng ngần ngại nhắc lại khoản tiền

Ngày trả nợ đã đến nhưng người vay cố tình tránh mặt hoặc cố tình trì hoãn. Có thể bạn sẽ ngại không muốn động đến nhưng bởi vì họ đã vi phạm hợp đồng và đó là điều sai lầm.

Kinh nghiệm đòi nợ của các "cao thủ"

- Nếu đòi thì dùng câu nhẹ nhàng, thân thiện: “A, hôm bữa tui với bà đi ăn rốt cục hóa đơn nhiêu quên rồi?”; “Ê, bữa bà mua cái áo đó tới bao nhiêu vậy, còn hàng không?”Dũng câu này để nhắc người ta nhớ về cái lần chi tiền, cái hoàn cảnh lúc họ đã mượn tiền

- Hoặc có thể áp dụng theo kiểu, nếu hôm trước cho mượn 25k thì hôm nay giả bộ nói:”Ê bồ, cho mượn 40-50k gì đi, đang cần gấp làm ơn.hoặc nhờ họ mua giúm card điện thoại co giá trị gần bằng. Sau khi họ đưa tiền hoặc card điện thoại thì la lên :”Ê bữa bà mượn tui mấy chục đó, trừ luôn nha” =))

- Với lô cốt bê tông cốt thép này thì đúng là chỉ có cái đòi triền miên, ngày này qua ngày khác, dai nhách như đỉa thì may ra mới thu hồi lại. Em quen 1 chị làm bên bộ phận đòi nợ của 1 ngân hàng, công việc hàng ngày là miệt mài gọi điện cho khách hàng, không nghe thì nhắn tin, gọi về nhà không được thì gọi đến cơ quan, nhắn từ lễ tân bảo vệ đến giám đốc, từ cơ quan vợ đến cơ quan chồng, từ phòng ban nọ sang phòng ban kia.

Khách hàng mà nghỉ việc thì tìm mọi cách moi thông tin chỗ làm mới (cũng chỉ quanh quẩn trong lĩnh vực đấy thôi), lại tiếp tục chiến thuật rỉ tai. Bền bỉ mà hiệu quả phết, cho chúng nó phát điên thì thôi, có lần bà ấy còn làm loạn cả bộ quốc phòng lên vì vợ 1 đồng chí bên đó vay tiền mà không trả.

Tác giả: Ngọc Lê