Ngâm rau nước muối là kiến thức xưa rồi, không cẩn thận còn gây hại, hãy làm theo cách này

( PHUNUTODAY ) - Ngâm rau nước muối tưởng sạch nhưng các chuyên gia đã giải thích đó là sai lầm.

Trước đây người ta nghĩ nước muối có tính sát khuẩn nên ngâm rau sống nước muối trước khi ăn đảm bảo vệ sinh hơn. Tuy nhiên sau này các chuyên gia khuyên không nên ngâm rau sống nước muối. Nước muối loãng không đủ nồng độ để diệt vi khuẩn và tất nhiên không loại bỏ được hóa chất trừ sâu. Ngâm rau nước muối còn có thể gây hại bởi muối hút nước trong tế bào làm rau nhanh nát, mềm nhũn, và đó đó khi vớt ra lại dễ khiến vi khuẩn xâm nhập vào rau. Thế nên ngâm rau nước muối không có lợi. Khi ngâm rau nước muối mà ngâm mặn còn làm rau mất độ ngon, rau mất giòn, mất nước. Do đó hãy áp dụng các mẹo sau:

Rửa rau dưới vòi nước chảy

Hãy cầm từng tàu rau hoặc vài cọng rau, càng ít càng tốt rồi cho vào dưới vòi nước chảy. Nước chảy sẽ cuốn trôi những thứ bề mặt rau như bụi bẩn, ký sinh bám bề mặt. Rửa dưới vòi nước chảy là cách tốt nhất để làm sạch bề mặt. Đừng cho vào chậu rửa mà hay đặt chúng dưới vòi nước đang chảy để nước cuốn trôi. Bạn nên chú ý rửa từng tàu rau hoặc từng ít rau một, từng quả một sẽ sạch hơn. Đừng ẩu đoảng rửa cả mớ to sẽ không sạch vì nước không cuốn trôi được những thứ bám bên trong.  Sau khi rửa dưới vòi nước thì cho rau củ vào ngâm khoảng 10 phút để chúng dễ dàng phân hủy một vài chất độc sau đó rửa lại dưới vòi nước chảy vài lần.

Cách tốt nhất phải nhớ là rửa từng ít một dưới vòi nước chảy

Dùng nước kiềm khử khuẩn

Nước kiềm độ kiềm trên 10 có tính khử khuẩn tốt bởi môi trường kiềm có thể khiến vi khuẩn bị tiêu diệt. Bạn có thể dùng nước kiêm từ máy tạo nước kiềm hoặc bột tạo nước kiềm trên thị trường. Sau khi rửa sạch bụi bẩn bám trên rau củ quả thì bạn hãy cho chúng vào ngâm trong dung dịch kiềm khoảng 5-15 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch 3-5 lần. Nước kiềm có thể dùng từ máy lọc nước kiềm hoặc pha từ bột kiềm chuyên dùng để rửa rau củ. Độ kiềm 10-12 giúp làm sạch vi khuẩn. Do đó có thể dùng loại nước này để rửa rau củ quả.

Hãy gọt bỏ vỏ củ quả

Vỏ rau củ quả có nhiều dinh dưỡng nhưng nếu không thấy an toàn thì hãy gọt bỏ chúng. Đây là cách loại bỏ vi khuẩn và hóa chất bám bề mặt. Các loại trái cây và rau quả nên gọt vỏ như: Táo, lê, kiwi, dưa chuột, cà rốt, dưa chuột, bí ngô, bí xanh, cà tím, củ cải... Để gọt vỏ đúng cách hãy rửa sạch dưới vòi nước sau đó gọt, khi gọt cần cầm sao cho hạn chế tiếp xúc nhất thì sẽ giảm vi khuẩn, lây nhiễm hóa chất do tay chạm vào vị trí chưa gọt rồi lại động vào chỗ đã gọt.

Gọt vỏ giúp loại bỏ chất độc hại

Chần rau củ quả bằng nước sôi trước khi nấu

Nước sôi sẽ giúp loại bỏ một số ký sinh và phân hủy hóa chất trong rau củ. Do đó bạn hãy chần các loại rau củ định mang đi chế biến. Các loại có nguy cơ cao và có thể chần là các loại quả đậu đũa, rau cải, súp lơ....Hình thức chần qua nước sôi có thể làm phân hủy một số hóa chất, thuốc trừ sâu. Cách làm là đun một nồi nước sôi lượng vừa đủ với số rau củ. Sau đó cho rau củ vào 1-3 phút tùy loại rồi vướt ra rửa lại sau đó mới cho vào luộc hoặc xào, nấu canh... 

Mua về không ăn ngay

Oxy là điều tuyệt vời giúp phân hủy các hóa chất. Sản xuất nông nghiệp dùng hóa chất nhưng đảm bảo thời gian thu hoạch thì vẫn an toàn. Tuy nhiên nhiều khi nông dân đã thu hoạch sớm hơn thời gian yêu cầu nên không đúng tiêu chuẩn sạch. Do đó khi mua rau củ quả về hãy không ăn ngay, nhất là với loại có thể để được lâu. Hãy để không khí và ánh sáng phân hủy các chất độc.

Mua về hãy để ngoài không khí để chúng phân hủy chất độc hại

Rửa rau củ bằng bột baking soda

Baking soda là một phụ gia trong nấu ăn làm bánh. Baking soda cũng là chất làm sạch. Hãy pha baking soda với nước rồi cho rau củ vào ngâm và rửa lại. Baking soda có thể khử khuẩn tốt. Bạn hãy rửa rau củ dưới vòi nước chảy rồi sau đó ngâm rau củ quả trong baking soda tầm 20 phút rồi mới rửa lại dưới vòi nước chảy.

Tác giả: An Nhiên