Chiêu 1: Giả tin nhắn yêu cầu thanh toán đơn hàng
Ngân hàng ACB đăng tải trên fanpage thông tin, kẻ gian lợi dụng thông tin cá nhân thu thập từ mạng xã hội, livestream bán hàng hay đơn vị vận chuyển để gửi tin nhắn qua SMS, Zalo hoặc Messenger với nội dung: “Thanh toán đơn hàng còn thiếu tiền, nếu không sẽ bị hoàn về kho”.
Những tin nhắn lừa đảo này thường kèm theo một đường link hoặc mã QR. Nhiều người dùng lơ là không kiểm tra kỹ vội vã quét mã hoặc nhấn vào đường link, vậy là đã dính vào bẫy của kẽ gian.
Thực tế, mã QR hay đường link này sẽ dẫn tới trang web giả mạo hoặc cài phần mềm độc hại, đánh cắp thông tin ngân hàng như mật khẩu, mã OTP, thông tin thẻ tín dụng hay dữ liệu sinh trắc học.
Chỉ vài phút, bọn chúng có thể rút sạch số tiền trong tài khoản của bạn.
Chiêu 2: Mạo danh cơ quan chức năng, yêu cầu cài app giả mạo
Thời gian gần đây, chiêu thức lừa đảo này rất phổ biến, bọn tội phạm sẽ giả danh là Công an, Viện Kiểm sát, Thuế, Tổng cục Điện lực, nhà mạng viễn thông... để gọi điện hoặc nhắn tin cho người dân.
Bọn chúng lấy lí do như “quyết toán thuế”, “kích hoạt tài khoản định danh”, “xác minh vụ việc liên quan đến pháp luật”... để tạo áp lực. Sau đó, chúng yêu cầu người dùng tải ứng dụng có giao diện giống app Chính phủ hoặc truy cập link được cho là từ cơ quan chức năng.
Hiển nhiên đây đều là ứng dụng giả, khi cài đặt thiết bị của người dùng có thể bị chiếm quyền điều khiển, toàn bộ thông tin ngân hàng và dữ liệu nhạy cảm bị đánh cắp, tạo điều kiện cho kẻ gian chuyển tiền trái phép.
Ngân hàng khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác
Trước tình hình trên, ACB đưa ra khuyến cáo:
- Tuyệt đối không chia sẻ thông tin cá nhân cho người khác biết. Ví dụ, tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP, mã PIN Safekey, hình ảnh sinh trắc học ... cho bất cứ ai. Hãy nhớ rằng các cơ quan chức năng không bao giờ làm việc qua điện thoại.
- Tuyệt đối không truy cập đường link lạ, không cài đặt ứng dụng không rõ nguồn gốc.
- Luôn kiểm tra kỹ người gửi và nội dung tin nhắn trước khi thao tác bất kỳ điều gì liên quan đến tiền bạc.
- Một khi nghi ngờ lừa đảo, cần liên hệ với các cơ quan chức năng để làm rõ thông tin.
Tác giả: Dương Thuỵ
-
20 ngày nữa sẽ dừng cấp thẻ BHYT giấy, chỉ trừ 3 đối tượng ngoại lệ này
-
Từ 01/6, ngừng cấp thẻ BHYT giấy: Để đảm bảo quyền lợi, người dân cần làm ngay việc này
-
Quy định mới nhất về Sổ đỏ sau khi sáp nhập tỉnh, thành: Người dân cần làm gì?
-
Tabnabbing – Chiêu lừa đảo âm thầm khiến bạn mất sạch tài khoản chỉ trong một cái nhấp chuột
-
Kể từ 1/7/2025: Bảo hiểm y tế có 4 thay đổi quan trọng người dân cần biết