Mặc dù nhiều bạn trẻ yêu thích công việc MC, BTV nhưng không phài ai cũng biết nên học ngành gì, yêu cầu công việc và kỹ năng ra sao. Một trong những chuyên ngành đào tạo ra những BTV, MC có đầy đủ kỹ năng, chuyên môn và nghiệp vụ phải kể đến báo phát thanh.
MC, BTV nói chung là những người đảm nhiệm việc dẫn dắt chương trình, đọc thông tin, bản thảo và hỗ trợ chuẩn bị kịch bản nhiều chương trình. Để làm được công việc này đòi hỏi phải có tính linh hoạt, sự tự tin trước đám đông và có kiến thức sâu rộng. Công việc này được biết đến là một trong những nghiệp vụ thuộc nghệ thuật giải trí.
Mặc dù là ngành hot nhưng chỉ tiêu tuyển sinh lại rất thấp. Ví dụ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, mỗi khóa chỉ tuyển 50 người. Vì vậy mà điểm xét tuyển đầu vào cũng thuộc top cao ngất ngưởng. Như năm 2022, điểm chuẩn theo hình thức thi tốt nghiệp THPT của chuyên ngành Báo phát thanh rơi vào khoảng 34,2 – 35,7 (thang điểm 40) tùy từng tổ hợp (D01, R22, D72, R25, D78, R26). Không chỉ vậy, các thí sinh còn cần vượt qua bài thi năng khiếu báo chí để có thể đỗ vào chuyên ngành báo phát thanh.
Ngành báo phát thành và các ngành đào tạo MC, BTV khác hiện nay được đào tạo rộng rãi ở nhiều trường đại học lớn như Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh,… Ngoài ra, hiện nay có nhiều khóa đào tạo nghề MC ngắn hạn bên ngoài trường lớp. Do đặc thù của chuyên ngành nên trong quá trình học tập bạn sẽ được học thực hành, trực tiếp sử dụng các trang thiết bị và sản xuất các chương trình, thực hiện các bài tập của mình tại các studio bạc tỉ hay các phòng học chuyên dụng như trường quay mini, studio chụp ảnh, phòng thu âm, phát thanh siêu xịn xò.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể thử sức tại các vị trí như phóng viên, biên tập viên, MC tại các cơ quan báo chí, đài truyền hình, đài phát thanh, đài phát thanh – truyền hình; cán bộ báo chí thực hiện các công việc chuyên môn trong các cơ quan, đơn vị đòi hỏi kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ báo chí; làm việc tại các công ty truyền thông; cán bộ nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở đào tạo chuyên môn.
Tại Việt Nam, nhu cầu tuyển dụng MC khá cao ở nhiều lĩnh vực khác nhau như truyền hình, sự kiện, giải trí, quảng cáo và các hoạt động nhỏ. Nhu cầu tăng cao nên cơ hội việc làm cho MC cũng tăng lên đáng kể. Họ có thể làm việc cho các kênh truyền hình hoặc làm cho các công ty tổ chức sự kiện, show diễn, quảng cáo. Bên cạnh đó cũng có thể làm MC cho các chương trình truyền hình, gameshow…
Mức lương mà các MC nhận được có thể từ 5 triệu đồng đến hơn 100 triệu đồng mỗi tháng, tùy thuộc vào trình độ, kinh nghiệm và chuyên môn. Bên cạnh đó, các MC nổi tiếng có thể kiếm được tiền từ hợp đồng quảng cáo, tài trợ và các hoạt động khác.
Trước xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay, nghề MC, BTV nói riêng và báo chí truyền thông nói chung ngày càng có vị trí quan trọng trong sự phát triển của tất cả các lĩnh vực. Các phương tiện truyền thông như báo mạng điện tử, phát thanh, truyền hình đang có những thế mạnh nhất định trong xã hội thông tin. Chính vì vậy mà để trở thành một MC, BTV giỏi thì bạn cần trang bị nhiều kỹ năng cần thiết như giọng nói và khả năng sử dụng ngôn ngữ tốt, sự nhanh nhạy, khả năng làm chủ sân khấu và sự khéo léo trong giao tiếp.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Ngành nghề nào đang được hưởng lợi nhiều nhất khi giao dịch mua bán đất?
-
3 ngành nghề HOT lương cực cao, thưởng Tết lên tới nửa tỷ đồng: Ra trường không lo thất nghiệp
-
7 ngành nghề khát nhân lực, cơ hội việc làm cao, có mức lương 'khủng' trong 10 năm tới
-
8 ngành học không lo thất nghiệp, lương cao dễ mua nhà tậu xe
-
6 ngành nghề dễ xin việc trong 5 năm tới, có ngành không cần bằng cấp vẫn đem lại thu nhập cao