Chúng ta thường thấy một thực tế là, nếu người chồng ngoại tình nhưng tỏ ra ăn năn, xin vợ mình tha thứ, thì hầu hết các bà vợ đều bỏ qua. Nhưng ngược lại, nếu người vợ ngoại tình, cuộc hôn nhân thường kết thúc. Vì sao vậy?
Phần lớn những người ngoại tình đều không nghĩ rằng hành động lăng nhăng của mình sẽ đem lại hậu qủa nghiêm trọng. Và họ thường hay lập luận rằng, đây chỉ như đi vào một pha phiêu lưu tình cảm đầy thích thú nhưng cũng lắm rủi ro.
Nếu bị bắt gặp thì chối. Nếu không chối được thì thề độc để che đậy. Và nếu thề độc mà vẫn không làm người yêu tin nữa thì hành động phủ đầu bằng cách phản ứng ngược lại, đổ lỗi cho chồng hoặc cho vợ là vu khống, ghen tương bừa bãi.
Tuy nhiên, cái cách mà xã hội đối xử với người đàn ông ngoại tình, và người phụ nữ ngoại tình thật sự không công bằng chút nào. Trong hầu hết các cuộc ngoại tình bị phát hiện, có thể thấy phần lớn đòn roi của người trong cuộc và lời sỉ vả nhục mạ của người đời đều nhắm vào phái nữ.
Từ xưa đến nay, đàn ông lăng nhăng thì được gọi là "phong trần", "đào hoa", "đa tình",... Còn với đàn bà lăng nhăng, người ta thường dùng những từ ngữ như "lăng loàn", "mất nết",... để mắng nhiếc, sỉ vả. Rõ ràng, cùng là những tính từ để chỉ người không chung thủy, nhưng khi nói về đàn ông lại có phần nhẹ nhàng và ít cay nghiệt hơn!
Bởi lẽ, xét về tình chất, động cơ dẫn tới ngoại tình. Đàn ông thường ngoại tình khi họ thấy hấp dẫn bởi cái mới, trong đó có thể còn nguyên tình cảm với vợ, còn phụ nữ thường ngoại tình khi đã hết yêu chồng, chán chồng. Đàn ông ngoại tình có thể đơn thuần chỉ vì nhu cầu sinh lý, nhưng phụ nữ, còn cả yếu tố tâm lý nữa.
Một trong những người đàn ông được khảo sát ấy chia sẻ: "Tôi sẽ khó mà chấp nhận được nếu biết vợ ngoại tình, bởi người phụ nữ không chính duyên một chồng thì khó mà thay đổi được tính nét. Nếu chúng ta dễ dàng chấp nhận tha thứ, biết đâu "ngựa quen đường cũ" thì sao?".
Đó chỉ là những lí do chủ yếu nhất, đa phần của các ông chồng khi trả lời câu hỏi: "Khi vợ ngoại tình đàn ông sẽ phản ứng như thế nào, có dễ dàng tha thứ cho phụ nữ không?"
Bởi phụ nữ thường khi gặp trường hợp chồng ngoại tình, họ sẽ dễ dàng tha thứ, chỉ cần người chồng ấy biết cách không khéo, có sự ân năn, hối lỗi và mong vợ tha thứ, thì phụ nữ sẵn sàng vì con, vì tổ ấm gia đình mà gật đầu đồng ý. Nhưng niềm tin trong họ thì đã bị vơi đi phần nào.
Còn ngược lại, nếu người vợ là người phản bội thì người chồng lại không dễ tha thứ, họ cảm thấy bị xúc phạm sâu sắc và mọi chuyện thường kết thúc bằng một "án tử". Hôn nhân kết thúc. Tại sao lại có sự khác biệt ấy? Thật ra điều này là do tâm lý của đàn ông và đàn bà khác nhau.
Rất ít người lên tiếng về hành động đó của đàn ông, bởi xã hội luôn cho rằng đó là điều bình thường, xưa nay vẫn vậy. Nhưng nếu đổi ngược lại, một người phụ nữ đã có chồng, có người yêu buông lời tán tỉnh, trêu ghẹo, đụng chạm cơ thể với một người đàn ông khác (giống hệt như cái cách người đàn ông vẫn hay làm mỗi ngày sau lưng vợ hoặc người yêu họ), dám chắc có hơn một nửa số người chứng kiến sẽ rủa thầm trong bụng rằng: "Loại đàn bà mất nết".
Hình ảnh người phụ nữ oằn mình lên gánh chịu những trận đòn ghen, sau đó (nếu bị đăng tải hình ảnh lên mạng xã hội) họ còn phải lãnh chịu hàng ngàn lời đay nghiến, mỉa mai, chế giễu từ những người không quen biết. Thậm chí, trong một số vụ việc, người phụ nữ ngoại tình đã chết, nhưng người ta vẫn tàn nhẫn buông rất nhiều lời chửi rủa khiếm nhã với họ. Trong khi đó, lại không có quá nhiều người đếm xỉa đến người đàn ông trong mỗi cuộc tình vụng trộm. Đó không phải là cảnh tượng hiếm thấy trong xã hội hiện nay.
Tất nhiên vẫn có những người đàn ông tha thứ cho vợ, nhưng là số ít. Và nếu tha thứ, đàn ông phải đối mặt với sức ép của dư luận, cho rằng họ quá mềm yếu, nhu nhược. Điều này càng làm đàn ông thêm khó chịu và có thể làm lung lay quyết định tha thứ trong họ.
Mặt khác, phụ nữ, nhất là phụ nữ trong xã hội phương Đông, vốn chịu nhiều sự lệ thuộc kinh tế vào chồng. Người vợ luôn cân nhắc khi quyết định ly hôn, vì điều này đồng nghĩ với việc phải một mình nuôi dạy con cái, gánh vác mọi khó khăn của đời sống. Do vậy phụ nữ ít hoặc không dám thẳng thừng "ân đoạn nghĩa tuyệt", để tự mình và con mình không còn chỗ dựa.
Ngoại tình, ly thân, ly dị hiện nay đang là căn bệnh hiểm nghèo đối với hạnh phúc của đời sống hôn nhân.
Phải chăng, trong khi mà tất cả mọi người đều đang hô hào bình đẳng giới như hiện nay, chúng ta ít nhiều vẫn đang có lối suy nghĩ và cách đối xử không công bằng với những người phụ nữ mỗi ngày...?
Và nếu coi ngoại tình là xấu, tại sao người đời lại khinh nữ, bênh nam?
Tác giả: Thạch Thảo