Ngứa ở 7 vị trí là dấu hiệu cảnh báo cơ thể có khối u ác tính, số 3 nhiều người gặp nhất

( PHUNUTODAY ) - Ngứa là tình trạng ai cũng gặp và thường không phải dấu hiệu nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu bạn thấy ngứa và biểu hiện bất thường, nên đi kiểm tra sớm.

Ngứa mũi

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy ngứa mũi, ngoài việc cảnh giác với bệnh viêm mũi dị ứng, bạn cũng nên chú ý đến sự xuất hiện của ung thư vòm họng. Khi thời tiết thay đổi, vào mùa đông nhiệt độ giảm, độ ẩm cao sẽ dễ bị bệnh này. Những người mắc bệnh về khoang mũi rất dễ bị ngứa mũi, hắt hơi và sổ mũi thường xuyên.

Tuy nhiên, ngứa mũi cũng có thể là dấu hiệu ung thư biểu mô vòm họng là một bệnh rất thường gặp trên lâm sàng. Trong quá trình phát triển bệnh sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng bất lợi như chảy máu cam, đau đầu, khó thở, khàn tiếng,… đều liên quan đến ung thư vòm họng.

Ngứa tai

Dấu hiện ngứa tai rất dễ gặp trong đời sống hàng ngày nhưng nhiều người chủ quan không đi khám mà lại để bệnh diễn biến phức tạp. Biểu hiện ngứa tai rất có thể là bạn đang bị viêm tại giữa hoặc viêm ống tai ngoài. Lâu dần tai không chỉ bị ngứa mà còn xuất hiện nhiều ráy tai khô ở trong tai mà bông tăm không làm sạch được. Nếu để tình trạng này kéo dài mà không đi khám, khi bệnh nặng có thể gây điếc tai rất nguy hiểm.

Ngứa da

Khi nhận thấy da gặp những triệu chứng như phát ban, nổi mẩn, đỏ tấy,... thì chứng tỏ gan,thận của bạn đang gặp vấn đề. Nguyên nhân có thể do các chất độc, chất thải trong gan đang chưa được đào thải ra ngoài mà vẫn bị ứ đọng. Khi đó, cơ thể buộc phải bài tiết chúng ra ngoài qua đường mồ hôi, thẩm thấu qua da. Điều đó lí giải vì sao da bạn đột nhiên bị ngứa ngáy, phát ban, sưng đỏ,...

Ngứa cổ

Nhiều người thường cảm thấy ngứa ngáy trên cổ. Nếu gặp trường hợp này thì bạn cũng nên chú ý, vì cổ có hệ thống giải độc và hệ bạch huyết, khi bị ngứa có thể do tổn thương hệ bạch huyết. Nếu bị ung thư hạch, cũng có thể có ngứa rên cổ. Nếu điều này xảy ra thường xuyên, bạn nên kiểm tra kịp thời để xem liệu hệ thống bạch huyết có bị ảnh hưởng hay không. Nếu bạn đã bị ung thư hạch, bạn cần tiến hành điều trị kịp thời. Nếu không, ngứa cục bộ sẽ rõ ràng hơn, thậm chí gây ra các triệu chứng bất lợi nghiêm trọng khác.

Ngứa ‘vùng dưới’ – Viêm nhiễm, K phụ khoa

‘Vùng tế nhị’ này của chị em phụ nữ rất khó chiều, lại mong manh và vô cùng dễ bị tổn thương. Vì vậy, nếu không chăm sóc cẩn thận, kỹ càng thì nguy cơ bị bệnh là rất cao.

Hầu hết các bệnh lý phụ khoa đều xuất hiện triệu chứng ngứa. Nếu nó chỉ ngứa bình thường hoặc trong kỳ ‘dâu’ rụng kèm triệu chứng nổi ban đỏ thì là do viêm da tiếp xúc. Điều này không đáng ngại, bạn chỉ cần xác định thứ gây viêm, dị ứng kia và loại bỏ nó là được. Thông thường, băng vệ sinh là nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Tuy nhiên, nếu tình trạng ngứa này của bạn không được cải thiện, thậm chí ngày càng có xu hướng ngứa ngáy hơn khiến bạn mệt mỏi thì hãy cẩn thận. Bởi, từ viêm nhiễm thông thường cho tới UT phụ khoa đều có kèm triệu chứng ngứa.

Ngứa lòng bàn tay, bàn chân – K gan, UT tuyến tụy

Bình thường, bạn có thể bị ngứa lòng bàn tay, bàn chân do bị nước ăn hoặc các bệnh về da. Song, nếu bỗng nhiên da không bị viêm, không phát ban là lòng bàn tay, chân bỗng nhiên ngứa râm ran không rõ vị trí. Nhất là kèm với các triệu chứng như vàng mắt, đau bụng âm ỉ, mệt mỏi, sụt cân… thì hãy cẩn trọng. Bởi, đây là những dấu hiệu cho thấy khối u ở gan và tuyến tụy đang hình thành.

Dị ứng, mẩn ngứa mề đay là một trong những triệu chứng gợi ý việc suy giảm chức năng thải độc của gan. Gan là một trong những cơ quan thiết yếu của cơ thể, đảm nhận nhiều vai trò quan trọng khác nhau. Khả năng lọc và loại bỏ các chất có hại cho cơ thể từ thức ăn, nước uống là một chức năng không thể thiếu luôn được gan đảm bảo. Tuy nhiên, nếu cơ thể người nhận quá nhiều các loại độc tố khác nhau, gan có thể sẽ bị tổn thương từ đó không thực hiện tốt được các hoạt động chuyển hóa cần có. Chất độc tồn dư trong cơ thể lâu ngày sẽ gây ra các biểu hiện lâm sàng như mẩn ngứa, mề đay.

Đối với UT tuyến tụy, chỉ cần một khối u nhỏ xuất hiện cũng sẽ khiến ống mật bị tắc nghẽn. Lúc này, mật sẽ tích lại trong cơ thể. Khi lượng mật trong máu tăng cao sẽ tạo ra các hợp chất rất khó phá vỡ.

Những hợp chất này sẽ tụ lại ở bàn tay, bàn chân và khiến bạn luôn có cảm giác ngứa ngáy. Do đó, cần phải hết sức cẩn thận. Vì K tuyến tụy tuy không phổ biến như K gan nhưng thời gian và tỷ lệ sống sót của nó ở mức thấp lắm.

Ngứa toàn thân

Trên lâm sàng, 10%-40% bệnh nhân đái tháo đường có triệu chứng ngứa da toàn thân. Điều này là do bệnh tiểu đường không chỉ đơn giản là đường huyết cao, đường huyết tăng cao còn có thể kích thích hệ thần kinh, dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên, gây rối loạn thần kinh và gây ngứa da không thể giải thích được.

Hơn nữa, khi nồng độ đường trong máu quá cao, vi khuẩn dễ dàng phát triển trên da, đây cũng là nguyên nhân chính gây ngứa.

Tác giả: Vũ Ngọc