Ngứa ở 9 vị trí là dấu hiệu cảnh báo khối u ác tính xuất hiện, số 7 nhiều người gặp nhất

( PHUNUTODAY ) - Nếu bỗng nhiên thấy ngứa ngáy, bứt rứt ở một số bộ phận mà không rõ nguyên nhân thì có thể là khối u đã hình thành. Do đó, hãy đi khám càng sớm càng tốt.

Ngứa ở 9 vị trí là dấu hiệu cảnh báo khối u ác tính xuất hiện

Ngứa mắt – Bệnh về gan, K gan

Ngứa mắt là tình trạng thường gặp. Nó có thể xuất hiện khi mắt bạn bị khô hoặc gặp một số bệnh lý về mắt. Tuy nhiên, nếu thường xuyên bị ngứa mà không rõ nguyên nhân thì hãy cẩn thận. Bởi, đó rất có khả năng là triệu chứng của các bệnh về gan, trong đó có K gan.

Các chuyên gia lý giải: Khi gan có vấn đề, quá trình đào thải độc tố sẽ bị chậm lại. Gan càng suy yếu thì quá trình này diễn ra càng chậm. Chất độc bị ứ đọng trong cơ thể sẽ bị phân tán đi nhiều nơi và gây ngứa, trong đó có mắt. Kèm theo đó, bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng nhức mỏi mắt.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị đau mắt, ra nhiều gỉ mắt, dùng thuốc nhỏ mắt cũng không thể khiến những triệu chứng này mất đi. Lúc này, việc bạn cần làm là nhanh chóng đi bệnh viện kiểm tra.

Ngứa mũi – Tế bào K mũi

Ngứa mũi có thể do nhiều nguyên nhân như cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, mũi khô, polyp… Đây đều là những bệnh khiến sức khỏe của mũi bị suy giảm và gây ra hiện tượng ngứa mũi liên tục.

Tuy nhiên, có đôi khi ngứa mũi là triệu chứng cảnh báo khối u ác tính ở mũi. Triệu chứng điển hình của bệnh là ngứa mũi, không ngửi được mùi, nghẹt mũi, lở loét bên trong và thường xuyên bị nhiễm trùng khoang.

Do đó, nếu tình trạng ngứa mũi không được cải thiện dù bạn đã áp dụng nhiều biện pháp thì đừng chủ quan. Bởi, nguy cơ ung thư (UT) là rất cao đấy.

Ngứa cổ - K hạch

Ngứa ở vùng da cổ có thể do tiếp xúc với hóa chất, môi trường, bị dị ứng… Song, nó cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề về sức khỏe.

Cổ là nơi tập trung hệ thống giải độc và hệ bạch huyết. Do đó, nếu đột nhiên bị ngứa cổ và kéo dài thì rất có thể hệ bạch huyết đã bị tổn thương.

Những người bị UT hạch cũng xuất hiện triệu chứng ngứa cổ. Kèm theo đó, bệnh nhân sẽ có triệu chứng xuất hiện hạch ở cổ có kích thước lớn hơn 1cm. Khi sờ vào thấy hạch này dính chặt với các mô xung quanh, bờ giới hạn không rõ ràng, sờ nắn sẽ thấy đau và mật độ cứng chắc.

Đồng thời, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, suy kiệt, khàn tiếng, có thể có vết loét không lành ở niêm mạc miệng hoặc họng, lưỡi.

Ngứa bụng – Đái tháo đường

Viêm da tiếp xúc, bệnh chàm, vảy nến, côn trùng cắn, mang thai… đều có thể gây ra tình trạng ngứa ở vùng da bụng. Những vấn đề này thường gây ra cảm giác ngứa nhưng nó ở một vùng bụng nhất định và sẽ mất đi nếu bạn sử dụng thuốc hoặc dưỡng ẩm cho da.

Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, thường xuyên xảy ra và không có vị trí ngứa cụ thể thì đừng chủ quan. Đây là dấu hiệu cho thấy lượng đường huyết tăng cao đấy. Do đó, tốt nhất bạn nên đi khám sớm vì đường huyết cao sẽ làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường. Mà đái tháo đường là bệnh lý mãn tính nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng khôn lường.

Ngứa ‘vùng dưới’ – Viêm nhiễm, K phụ khoa

‘Vùng tế nhị’ này của chị em phụ nữ rất khó chiều, lại mong manh và vô cùng dễ bị tổn thương. Vì vậy, nếu không chăm sóc cẩn thận, kỹ càng thì nguy cơ bị bệnh là rất cao.

Hầu hết các bệnh lý phụ khoa đều xuất hiện triệu chứng ngứa. Nếu nó chỉ ngứa bình thường hoặc trong kỳ ‘dâu’ rụng kèm triệu chứng nổi ban đỏ thì là do viêm da tiếp xúc. Điều này không đáng ngại, bạn chỉ cần xác định thứ gây viêm, dị ứng kia và loại bỏ nó là được. Thông thường, băng vệ sinh là nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Tuy nhiên, nếu tình trạng ngứa này của bạn không được cải thiện, thậm chí ngày càng có xu hướng ngứa ngáy hơn khiến bạn mệt mỏi thì hãy cẩn thận. Bởi, từ viêm nhiễm thông thường cho tới UT phụ khoa đều có kèm triệu chứng ngứa.

Ngứa lòng bàn tay, bàn chân – K gan, UT tuyến tụy

Bình thường, bạn có thể bị ngứa lòng bàn tay, bàn chân do bị nước ăn hoặc các bệnh về da. Song, nếu bỗng nhiên da không bị viêm, không phát ban là lòng bàn tay, chân bỗng nhiên ngứa râm ran không rõ vị trí. Nhất là kèm với các triệu chứng như vàng mắt, đau bụng âm ỉ, mệt mỏi, sụt cân… thì hãy cẩn trọng. Bởi, đây là những dấu hiệu cho thấy khối u ở gan và tuyến tụy đang hình thành.

Dị ứng, mẩn ngứa mề đay là một trong những triệu chứng gợi ý việc suy giảm chức năng thải độc của gan. Gan là một trong những cơ quan thiết yếu của cơ thể, đảm nhận nhiều vai trò quan trọng khác nhau. Khả năng lọc và loại bỏ các chất có hại cho cơ thể từ thức ăn, nước uống là một chức năng không thể thiếu luôn được gan đảm bảo. Tuy nhiên, nếu cơ thể người nhận quá nhiều các loại độc tố khác nhau, gan có thể sẽ bị tổn thương từ đó không thực hiện tốt được các hoạt động chuyển hóa cần có. Chất độc tồn dư trong cơ thể lâu ngày sẽ gây ra các biểu hiện lâm sàng như mẩn ngứa, mề đay.

Đối với UT tuyến tụy, chỉ cần một khối u nhỏ xuất hiện cũng sẽ khiến ống mật bị tắc nghẽn. Lúc này, mật sẽ tích lại trong cơ thể. Khi lượng mật trong máu tăng cao sẽ tạo ra các hợp chất rất khó phá vỡ.

Những hợp chất này sẽ tụ lại ở bàn tay, bàn chân và khiến bạn luôn có cảm giác ngứa ngáy. Do đó, cần phải hết sức cẩn thận. Vì K tuyến tụy tuy không phổ biến như K gan nhưng thời gian và tỷ lệ sống sót của nó ở mức thấp lắm.

Ngứa ở ngực – K vú

Với phụ nữ, đây là khu vực luôn cần phải chú ý. Hơn nữa, K vú cũng là căn bệnh phổ biến nhất trong số bệnh hiểm nghèo ở nữ giới. Mỗi năm có rất nhiều người mắc mới. Do đó, nếu đột nhiên bị ngứa ở vùng này kèm triệu chứng nổi mẩn đỏ, da sần sùi như vỏ cam thì hãy cẩn trọng. Tốt nhất, chị em nên đi khám và tiến hành tầm soát định kỳ.

Tất nhiên, không phải lúc nào ngứa cũng à biểu hiện của bệnh UT. Nó còn có thể do tình trạng viêm da gây ra nữa. Nhưng tóm lại thì đi khám vẫn hơn.

Ngứa ở nốt ruồi – UT da

Nếu bỗng nhiên bạn thấy nốt ruồi bị ngứa kèm triệu chứng lớn dần, đổi màu, khó chịu hoặc chảy máu thì hãy cẩn thận với khối u ở da.

Về bản chất, nốt ruồi là những tổn thương tế bào sắc tố da. Những tế bào này có nguy cơ nhất định về khả năng K hóa. Trong đó, nốt ruồi bẩm sinh với kích thước lớn có nguy cơ cao nhất. Nốt ruồi ở một số vị trí như lòng bàn tay, chân, vùng bán niêm mạc, trên đầu… cũng là những vị trí nguy hiểm vì có thể tiến triển thành khối u ác tính.

Các lý do khác khiến da bạn có thể bị ngứa

Da bị ngứa không có nghĩa là bạn bị ung thư. Có khả năng bạn bị ngứa do một nguyên nhân nào đó phổ biến hơn. Ví dụ như:

Da khô: Da quá khô có thể bị ngứa dữ dội. Nếu ngứa do da khô, bác sĩ da liễu có thể khuyên bạn nên thực hiện một số thay đổi trong việc chăm sóc da và sử dụng một lượng lớn kem dưỡng ẩm.

Bọ cắn: Khi bị muỗi đốt, nguyên nhân gây ngứa da thường rõ ràng và cơn ngứa có xu hướng biến mất nhanh chóng. Khi bọ sống trên da, cơn ngứa có thể kéo dài và không thể kiểm soát được. Các loại bọ có thể gây ngứa lâu dài bao gồm rệp, chấy và ve (ghẻ).

Phản ứng dị ứng da: Da của chúng ta có thể phát triển một phản ứng dị ứng với nhiều chất. Một trong những chất phổ biến nhất có thể gây ra phản ứng dị ứng trên da là niken, chất này được tìm thấy trong nhiều sản phẩm mà chúng ta tiếp xúc hàng ngày. Các sản phẩm có chứa niken bao gồm điện thoại di động, đồ trang sức, gọng kính, khóa kéo và khóa thắt lưng.

Phản ứng với thực vật hoặc sinh vật biển: Thực vật như cây thường xuân độc nổi tiếng với việc gây phát ban ngứa, nhưng nó không phải là loại cây duy nhất có thể làm như vậy. Nếu bạn không biết rằng một loại cây gây ngứa cho bạn, thì tình trạng ngứa có thể tồn tại lâu dài. Sinh vật biển cũng có thể khiến bạn bị phát ban ngứa sau khi ở trong nước.

Vấn đề về dây thần kinh: Khi một dây thần kinh không hoạt động bình thường, nó có thể gây ngứa da. Nếu có tổn thương dọc theo dây thần kinh do bệnh tật hoặc chấn thương, có thể khiến da bị ngứa. Cơn ngứa này có xu hướng xảy ra ở một nơi trên cơ thể bạn và bạn không thấy phát ban. Các bệnh có thể gây ra loại ngứa này, bao gồm đột quỵ, đa xơ cứng.

Da bị ngứa, khi nào đến gặp bác sĩ?

Nếu bạn cho rằng ngứa có thể là một dấu hiệu ung thư, hãy đến cơ sở y tế để thăm khám, chẩn đoán và có hướng xử lý kịp thời. Các triệu chứng ngứa da nên đi khám bao gồm:

Ngứa kéo dài hơn 2 ngày

Nước tiểu của bạn sẫm màu như màu trà

Da của bạn chuyển sang màu vàng

Bạn gãi da cho đến khi nó bị loét hoặc chảy máu

Phát ban nặng hơn khi bôi thuốc mỡ hoặc kem

Da c đỏ tươi hoặc có mụn nước đóng vảy

Có mủ hoặc dịch tiết ra từ da có mùi khó chịu

Không thể ngủ qua đêm vì ngứa

Dấu hiệu của một phản ứng dị ứng nghiêm trọng như khó thở , phát ban hoặc sưng mặt hoặc cổ họng

Tóm lại, có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn gây ngứa. Trong một số trường hợp, nó có thể là triệu chứng của một số loại ung thư hoặc điều trị ung thư. Nếu bạn bị ung thư và cảm thấy ngứa ngáy bất thường, hãy đến gặp bác sĩ để đảm bảo rằng đó không phải là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

Tác giả: Vũ Ngọc