Người bị bệnh áp-xe phổi nên và không nên ăn gì?

( PHUNUTODAY ) - Đối với chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho người bị áp-xe phổi cần có những lưu gì? Và người bị bệnh áp-xe phổi nên và không nên ăn gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay những thông tin dưới đây nhé!

Tổng quan về bệnh áp-xe phổi

Áp xe phổi là một tình trạng nung mủ, hoại tử nhu mô phổi sau một quá trình viêm cấp, mà nguyên nhân chủ yếu là vi khuẩn, ký sinh trùng...

Áp xe phổi thường được chia thành 2 loại:

- Áp xe phổi tiên phát: Là sự nung mủ cấp tính ở vùng phổi chưa có tổn thương cũ.

- Áp xe phổi thứ phát: Là nung mủ xảy ra ở trên một thương tổn phổi đã có sẵn như hang lao, nang phổi, ung thư phổi hoại tử, giãn phế quản.

Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng tuổi trung niên có tỷ lệ cao hơn, bệnh xảy ra nhiều hơn ở những người cơ địa suy kiệt, giảm miễn dịch, nghiện rượu, thuốc lá, đái tháo đường, ở các bệnh phổi mạn tính. Diễn tiến bệnh tùy thuộc vào chẩn đoán sớm, điều trị đúng và đủ liệu trình.

Chế độ dinh dưỡng dành cho người bị bệnh áp-xe phổi

Những người bị áp xe phổi nên ăn gì?

Tăng cường trái cây và rau xanh trong chế độ ăn uống hàng ngày vì trái cây và rau xanh (nhất là rau cải) giúp làm sạch các chất thải ra khỏi cơ thể.

Nên ăn dứa tươi hàng ngày vì dứa chứa bromelain, một loại enzim chống lại chứng viêm và giúp chữa bệnh áp xe phổi rất tốt.

Tăng cường tỏi và hành tây trong chế biến các món ăn vì tỏi và hành tây có hàm lượng lưu huỳnh cao giúp ngăn ngừa và chữa bệnh áp xe hiệu quả.

Tảo bẹ cũng là thực phẩm được các chuyên gia khuyên nên bổ sung vào chế độ ăn vì tảo bẹ chứa nhiều khoáng chất có lợi cho người bị áp xe phổi.

Nên bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều vitamin nhóm B như: Thịt gà, gan, trứng và cá hồi là những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B5, B8 và B12. ...Súp lơ, nấm. Những loại rau chứa nhiều vitamin B5 bao gồm súp lơ và bông cải xanh. ... giúp nhanh chóng đẩy lùi bệnh áp xe phổi.

Nên tăng cường các thực phẩm từ sữa, nhất là sữa chua vì sữa chua có chứa nhiều vi khuẩn có lợi, giúp vết thương nhanh liền, đẩy lùi bệnh áp xe phổi.

Bệnh áp-xe phổi có thể được chữa khỏi hoàn toàn?

Theo TS. Nguyễn Thanh Hồi, khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, sau khi được điều trị đúng và đầy đủ (thường khoảng 4-6 tuần dùng kháng sinh, kết hợp vỗ rung ngực đầy đủ) sẽ giải quyết được hoàn toàn tình trạng viêm nhiễm nhu mô phổi. Toàn bộ mủ trong ổ áp xe cũng như tình trạng viêm nhiễm nhu mô phổi không còn. Phần hang rỗng do hoại tử nhu mô phổi tạo ra sẽ được những phần nhu mô phổi lành xung quanh giãn ra và lấp đầy (chứ không phải nhu mô phổi tăng sinh để lấp đầy vùng phổi đã hoại tử này). Do vậy khi chụp X quang phổi sau điều trị không còn thấy hình ảnh ổ áp xe nữa.

Sau khi đã được điều trị hiệu quả, bệnh nhân cần tiếp tục thực hiện các biện pháp dự phòng áp xe phổi như: không uống rượu, tránh lạnh, ẩm, vệ sinh răng, miệng đầy đủ, điều trị kịp thời các nhiễm khuẩn xoang, tai, mũi họng, hoặc viêm họng, phế quản. Nếu có thể, người bệnh nên tiêm phòng cúm hàng năm.

Tác giả:

Tin nên đọc