Trong các loại trái cây tốt cho tim mạch, đu đủ luôn xếp hạng ở vị trí cao. Đu đủ cung cấp các loại vitamin thiết yếu như vitamin A, C giúp tăng cường sức đề kháng một cách hiệu quả. Đu đủ còn có các vitamin B1, B2, kali, kẽm, sắt… chính những chất này trong đu đủ nên khi ăn hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên gấp nhiều lần. Đu đủ chín rất nhanh hỏng vì vậy cần ăn luôn khi chúng chín. Không nên bỏ qua loại quả này để có một trái tim khỏe mạnh.
Ngoài lợi ích tuyệt vời dành cho tim, bạn nên biết một số những tác dụng phụ của đu đủ có hại cho sức khỏe.
Đối với phụ nữ trong thời kì mang thai có thể gây sảy thai nếu ăn đu đủ thường xuyên.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng có nguy cơ sảy thai nếu ăn đu đủ là do đu đủ có thể làm tăng nguy cơ khiến tử cung bị co thắt do có nhựa. Nhựa của đu đủ không chỉ làm tiêu hao mỡ thừa, còn có nguy cơ hại dạ dày nếu bạn ăn không đúng cách. Vì vậy, trong thời kì mang thai bạn nên ăn đu đủ ở mức độ vừa phải để cung cấp thêm vitamin cho cơ thể. Không được ăn quá nhiều, ảnh hưởng đến thai nhi.
Trong dân gian, đu đủ được dùng như một biện pháp tránh thai tự nhiên. Nếu bà bầu ăn phải nhựa của đu đủ, nhất là đu đủ xanh thì thai nhi có thể bị ảnh hưởng dẫn đến sảy thai hoặc sinh non, trẻ sinh ra bất thường thậm chí thai chết lưu trong bụng mẹ.
Đu đủ không phải hoàn toàn là một loại quả lành nếu bạn không sử dụng hợp lý và đúng cách. Ăn đu đủ nhiều sẽ gây rối loạn hô hấp. chất papain - một loại enzyme có trong lá đu đủ là loại chất dễ gây dị ứng. Ăn đu đủ với số lượng lớn có thể kích hoạt một số rối loạn hô hấp như thở khò khè, tắc nghẽn liên tực ở mũi, hen suyễn dẫn đến hiện tượng khó thờ, mệt mỏi, stress.
Đối với những người thường xuyên hoạt động cơ thể, rèn luyện thể dục nếu ăn đu đủ nhiều có thể khiến tay co quắp, không còn cảm giác. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do nếu ăn quá nhiều đu đủ chất beta carotene có trong đu đủ có thể khiến da đổi màu, co quắp và không còn cảm giác, y học gọi hiện tượng này là carotenemia rất dị dạng.
Triệu chứng thường thấy khi mắc bệnh này là chứng vàng da, mắt có thể chuyển sang màu trắng, lòng bàn tay và bàn chân chuyển sang màu vàng. Nếu nhận thấy có hiện tượng như trên bạn nên ngừng ăn đu đủ ngay và đi khám để được bác sỹ hướng dẫn, khám chữa.
Nếu bạn ăn đu đủ lúc đói, đảm bảo chỉ sau một thời gian ngắn bác sỹ sẽ chuẩn đoán bạn bị bệnh dạ dày với những triệu chứng ở chua, khó tiêu, đau thắt ruột, cồn cào trong bao tử. Đơn giản vì khi ăn quá nhiều đu đủ sẽ làm đảo lộn hệ tiêu hóa của bạn, có thể gây ra rối loạn dạ dày bụng trướng.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do trong đu đủ dồi dào chất xơ và nhựa đu đủ có trong dạ dày khiến dạ dày phải co bóp nhiều . Nó thậm chí còn kích thích dạ dày gây ra những trận nôn mửa. Nếu bạn tiếp tục ăn đu đủ lúc đối sớm muộn cũng sẽ nhận ra hậu quả. Vậy nên, nên ăn đu đủ 30 phút sau khi ăn cơm, ăn lúc bụng đã no, uống sinh tố dưa hấu nên thêm một chút muối để kiềm axit.
Ngoài ra những người bị bệnh tiêu chảy, trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, những người bị bệnh loãng máu không nên ăn. Khi ăn lúc đu đủ chín già, làm sạch ruột không ăn hạt, rửa sạch nhựa để đảm bảo sức khỏe.
Tác giả: Hoàng Thương