Sử dụng căn cước công dân (CCCD) gắn chip thay thế thẻ BHYT trong khám, chữa bệnh BHYT là một bước tiến lớn trong việc cải cách thủ tục hành chính. Thay vì tốn thời gian vào việc làm thủ tục giấy tờ, người dân sẽ được tiếp cận các dịch vụ y tế nhanh chóng hơn, cải thiện chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT.
Tích hợp thông tin về bảo hiểm y tế trong dữ liệu về CCCD.
Theo đó, Bộ Y Tế hướng dẫn triển khai tiếp đón, tổ chức khám chữa bệnh cho người bệnh có CCCD gắn chíp tích hợp mã thẻ BHYT hoặc qua ứng dụng VNEID, trong đó cần lưu ý một số nội dung sau:
Một là, Cơ sở khám chữa bệnh thông báo công khai cho người bệnh biết và triển khai tiếp đón người bệnh khi đi khám chữa bệnh BHYT bằng CCCD có gắn chíp hoặc qua ứng dụng VNeID (chỉ áp dụng đối với công dân đã đăng ký thành công tài khoản định danh điện tử do Bộ Công an cung cấp).
Hai là, đối với người bệnh đã được cấp CCCD có gắn chíp:
- Trường hợp khi kiểm tra CCCD (quét mã QR code) hoặc qua ứng dụng VNeID đã có thông tin hợp lệ về tham gia BHYT thì cơ sở khám chữa bệnh thực hiện kiểm tra, đối chiếu thông tin về BHYT và tiếp đón người bệnh theo quy trình khám chữa bệnh BHYT hiện hành; đồng thời thông tin cho người bệnh biết để đi khám chữa bệnh BHYT kể từ lần sau bằng CCCD gắn chíp hoặc bằng ứng dụng VNeID;
- Trường hợp khi kiểm tra thông tin nhưng không có thông tin hợp lệ về tham gia BHYT: Giải thích để người bệnh đó biết tình trạng của thẻ BHYT trên CCCD chưa thể thực hiện được; thực hiện tiếp đón người bệnh theo quy trình khám chữa bệnh BHYT hiện hành (xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân có ảnh).
Hiện nay về cơ bản, người dân ở các địa phương đều có thể sử dụng thẻ CCCD gắn chíp thay cho thẻ BHYT để khám chữa bệnh BHYT.
Vì vậy, nếu đã được cấp thẻ CCCD gắn chíp, người bệnh chỉ cần mang theo CCCD và không cần đem thẻ BHYT giấy đi cùng khi đến khám, chữa bệnh mà vẫn được giải quyết hưởng quyền lợi BHYT.
Khi đi khám, chữa bệnh, người bệnh xuất trình CCCD gắn chíp cho nhân viên y tế để được quét mã QR code kiểm tra thông tin và làm thủ tục khám, chữa bệnh theo đúng quy trình.
Lợi ích từ khám, chữa bệnh bằng căn cước công dân gắn chip
Bảo đảm độ chính xác, thuận tiện: Cả người dân và bệnh viện đều tiết kiệm được nhiều thời gian, giảm giấy tờ thủ tục. Nhờ đó, bảo đảm được tính nhanh chóng, thuận tiện, góp phần giúp chất lượng khám, chữa bệnh được nâng cao.
Phát huy hiệu quả khám, chữa bệnh: Tính đến nay, Hệ thống của BHXH Việt Nam đã xác thực trên 71 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm với Cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư. Riêng số người đang tham gia BHXH, BHYT, thì số được xác thực chiếm 71%. Toàn ngành cũng nỗ lực, cố gắng để hết năm 2022 sẽ bổ sung, cập nhật để đạt tỷ lệ xác thực tối thiểu 90% người tham gia.
Tác giả: Mộc
-
Kể từ 2023: 2 quy định mới nhất về cấp Sổ Hồng chính thức có hiệu lực, ai cũng cần biết
-
Tháng 11/2023: 8 trường hợp xe máy không được đổi Giấy đăng ký mà bị thu hồi, người dân nên biết kẻo thiệt thòi
-
Từ tháng 11/2023: Khi tham gia giao thông người dân cần mang theo 6 loại giấy tờ này, chẳng lo CSGT xử phạt
-
Năm 2023: 4 loại phí, lệ phí phải đóng khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, ai cũng nên biết
-
Năm 2023-2024: Người đã có CCCD gắn chip mà vẫn giữ CMND, nhớ 2 điều kẻo bị phạt lại mất tiền oan