Chậm rãi hưởng thụ
Chậm rãi hưởng thụ ở đây là khi được hưởng phúc lành thì có thái độ từ tốn, không thể xa hoa dâm dật, tùy tiện phung phí. Cổ nhân dạy: ''Phúc bất tận hưởng'', một người có phúc thì không nên hưởng hết, mà phải luôn bồi đắp, bởi vì khi phúc đã hưởng hết thì họa tất sẽ đến.
Khi mọi sự tình đang ở thế thuận cảnh thì nhất định phải học cách tiết chế, đừng dương dương tự đắc, phải chậm rãi mà hưởng thụ phúc khí. Có như thế thì mới lâu dài được, những người sống từ tốn, thấp điệu, sẵn sàng ở dưới người khác thì sẽ an yên mà hưởng phúc.
Người xưa có câu: Hiên dục kì vong, tất lệnh kì cuồng, nghĩa là ông trời muốn diệt vong một người nào đó thì đều trước tiên là làm cho họ cuồng vọng không kiềm chế được, cuối cùng là thiên tai nhân họa đều giáng xuống người ấy. Từ xưa đến nay, những người giàu có nhanh chóng, tùy ý tiêu xài, quá phận hưởng thụ phúc, phô trương lãng phí thì cuối cùng phần lớn đều có kết cục không tốt đẹp.
Có nhiều người khi dễ dàng đạt được thứ gì đó liền khoe khoang bản thân mình. Đó là cách đánh mất phúc khí nhanh nhất. Bởi vì khoa trương sẽ kích động, làm nảy sinh lòng ghen ghét, độ kỵ người khác. Những người khôn ngoan họ đều chậm rãi hưởng thụ nên phúc khí mới kéo dài.
Chậm rãi suy xét
Cổ nhân dạy tâm nóng vội không thể làm nên đại sự. Những người có thành tự trong đời đều phải trải qua những tôi luyện, thậm chí phải dùng nhiều thời gian, tâm huyết thì mới có thể làm tốt được một việc.
Những người nóng vội, không chín chắn thì thường làm việc phớt lờ, làm cho qua loa, không sâu sắc, từ đó làm việc gì cũng bất thành.
Một người phải biết được chí hướng thì mới có thể kiên định không lay động, chí hướng kiên định rồi thì mới có thể làm việc trầm tĩnh không nóng vội. Tâm tính mới có thể bình thản để suy xét mọi việc chu đáo.
Khi suy xét một vấn đề càng cần phải như vậy. Chỉ có chậm rãi suy xét, làm cho bản thân tỉnh táo lại, mới có thể nghĩ ra một số điều khả thi, cũng dễ dàng khiến bản thân suy xét được chu toàn.
Khi suy xét chậm rãi, không vội vàng hấp tấp thì mới có thể giải quyết được những sai lầm và mầm tai họa, khiến nhân sinh ngày càng thuận lợi.
Chậm rãi nói năng
Người xưa dạy: Nói nhiều tất nói lỡ, họa từ miệng mà ra, cho nên người xưa thường khuyên nhủ chúng ta nên nói ít, nói chậm. Người trí tuệ thường không để lộ tài năng của mình, không nói lời khoa trương bản thân. Họ nói năng chậm rãi, rõ ràng, không nóng vội, không hoảng hốt.
Trong cuộc sống này, có không ít người hiểu được đạo lý này, thậm chí còn có không ít người có thói quen xấu là nói quá nhanh, cướp lời người khác nói. Họ cho rằng mình thế là thông minh, nhưng không hề biết bản thân đang gây khó chịu cho người khác.
Ngày nay có nhiều người trẻ tuổi vì tâm tính không ổn định, vững vàng nên mở lời thường nói lời ngông cuồng, thao thao bất tuyệt. Một số người không đặt mình vào đúng vị trí, nói năng không suy xét, nên họ dễ gặp những bất lợi và thất bại.
Tác giả: Truy Nguyệt
-
Các cụ nhắc nhở: 2 dấu hiệu âm thầm báo trước sự lụn bại, đi xuống của một gia đình
-
Về già mỗi người nhất định phải để lại cho mình “6 quân bài”, thiếu 1 cũng khó viên mãn đến cuối đời
-
Lời của tổ tiên: ''Lấy nghèo nuôi con trai, dùng giàu nuôi con gái"
-
Loại người "độc hại" đừng dại mà giao du, dại dột tin tưởng kẻo bị đâm sau lưng lúc nào không hay
-
Các cụ dặn con cháu: ''Ba không hỏi, bốn không sờ'', nếu muốn cuối đời ấm thân, đó là gì?