Người khôn ngoan có cuộc sống an yên luôn nắm 2 câu nói dạy làm người: Thứ nhất giữ “miệng”, thứ nhì giữ “tâm”

( PHUNUTODAY ) - Biết bao chuyện thị phi trên đời phần nhiều đều từ cái miệng.

Hãy đọc câu chuyện cây chổi lông gà sau đây:

Có một cô gái độc thân rất xinh và duyên dáng, tuy nhiên khi cô đi đến đâu cũngbị mọi người né tránh và không dám tiếp xúc.

Một lần khi cô ra chợ, thì gặp những người trong xóm đang đứng nói chuyện vui vẻ, cô lại gần và nói: “Chào các chị, sao đi chợ mà không rủ em vậy?”.

Thấy vậy mọi người vội vàng tránh ra mà chẳng nói một lời, cô tự nhủ: “Mọi người làm sao thế nhỉ, thấy mình là bỏ đi.”.

Cô tiếp tục vào chợ, thấy có hai người phụ nữ gần nhà đang hăng say nói chuyện gì đó, cô gái đến hỏi: “Hai chị có vẻ như đang bàn chuyện gì vui nhỉ?”.

Cả hai liền nháy mắt nhau: “Thôi mình về, lát nói qua điện thoại nữa nhé”. Khi đi xong một bà còn nói khẽ với người kia: “Sao tôi ghét cái cô này thế không biết, mà chị cũng phải cẩn thận cái miệng của nó đó.”.

Cô gái dường như chưa hiểu được chuyện gì xảy ra, thầm nhủ: “Trời ơi, sao mọi người xa lánh mình như thế, mình có ác ý gì đâu chứ.”.

Một hôm buồn và thất vọng, cô đi ngang chùa tìm thầy Trụ trì nhằm giải bày mọi chuyện.

Thầy Trụ trì hỏi: “Con có chuyện gì cứ tình thật nói hết, phải nói một cách thành thật để ta nghe, may ra ta mới có cách giúp con.”

Sau một hồi giải bày tâm sự, cô nói: “Con đã kể hết tất cả rồi thưa thầy, đó là sự thật”.

Vị thầy nói: “Vậy ngày mai, từ nhà con lên đây, hãy mang theo một cây chổi lông gà và cứ ngắt lông gà thả theo dọc đường cho đến khi nào tới chùa thì thôi.”

Cô gái hỏi: “Dạ, thưa thầy có phải làm như thế thì mọi người sẽ hết xa lánh con phải không?”

Hôm sau, khi đã làm đúng những gì mà vị thầy dặn dò, cô gái lại vào tìm gặp để thưa chuyện: “Dạ bạch thầy, con đã thực hiện xong những điều thầy chỉ dạy”.

Vị thầy đáp: “Đó mới là bước đầu thôi con, bây giờ tiếp theo con hãy đi theo con đường khi nãy và nhặt hết toàn bộ số lông gà mà con đã rãi vào đây cho ta, khi ấy mọi chuyện mới ổn”.

Cô gái ngạc nhiên: “Dạ nhưng làm sao có thể nhặt được hết ạ, cố gắng lắm cũng chỉ có thể nhặt được một số ít. Nãy giờ có lẽ gió đã thổi bay lông gà hết rồi”.

Thầy cười nói: “Con hãy thử gắng tìm cách nào khác xem”.

Nét mặt cô gái trở nên căng thẳng: “Việc này rất khó và con không thể thực hiện được thưa thầy. Hãy cho con làm một việc khác được không.”

Vị thầy giải thích: “Con thấy không, những chuyện mà con nghe được của mọi người dù tốt, dù xấu con đều đi kể lại hết người này đến người khác ở khắp nơi khắp chốn một cách ngốc nghếch. Điều đó khác gì những chiếc lông gà đã rãi đi, liệu con có thu hồi chúng lại được không ?”

Cô gái ái ngại nói : “Dạ không thể thưa thầy.”

Vị thầy bình thản chỉ thẳng vấn đề: “Đó chính là lý do vì sao mọi người xa lánh con đó con. Họ không dám nói chuyện với con nữa. Thế nên từ nay về sau, trước khi con muốn nói bất cứ điều gì, thì hãy nhớ mà thận trọng lời ăn tiếng nói của mình”.

Có câu rằng: “Họa từ miệng mà ra”, bởi vậy người trí tuệ thì không thể không tu cái miệng, đây cũng là triết lý quan trọng để làm người.

Vì vậy, hãy nhớ lấy 2 lời dạy làm người của Phật sau:

Câu thứ nhất: Giữ cái miệng

Khi nói chuyện cùng người khác, cần chú ý đến lời nói của mình. Nếu như bản thân có chút hiểu biết, tri thức uyên thâm, đừng tỏ ra khinh thường hay ngạo mạn.

Khi ở cùng người khác, nếu như bạn muốn sao nói vậy, không hề che đậy, cũng không hề lảng tránh, thì có thể vô tình làm tổn thương ai đó. Im lặng là vàng, câu nói đơn giản này, lại ẩn chứa ý vị cực kỳ sâu xa.

Im lặng không có nghĩa là tư tưởng trống rỗng. Thông thường, những tư tưởng uyên bác đều đến từ quá trình trầm tư suy nghĩ. Khi im lặng, chính là đang tích cực suy nghĩ, trong lựa chọn giữa ôm giữ và buông bỏ, đều có thể nắm bắt được chỗ trọng yếu, hành động chính xác, khiến người bội phục.

Im lặng không có nghĩa là trống không, mà là một quá trình chờ đợi.

Trái đất im lặng là để tích lũy vàng kim.

Chim ưng im lặng là đang chờ đợi vỗ cánh bay cao.

Ngày đông giá rét im lặng là để mùa xuân đầy màu sắc.

Im lặng là một loại phẩm chất, một loại tu dưỡng, giúp ước chế bản thân mình, rèn luyện ý chí mạnh mẽ, không kiêu ngạo, siểm nịnh, hình thành đức tính kiên trì, nhẫn nại.

Câu thứ hai: Giữ cái tâm

Trong cuộc sống, khó tránh khỏi những chuyện không vừa lòng đúng ý. Xử lý thế nào cho tốt những chuyện đó chính là một khảo nghiệm rất lớn đối với người đức hạnh.

Có những đêm dài ngồi tĩnh lại, nhìn vào nội tâm của bản thân, khi đó, bóng dáng chân thực của mình sẽ hiển lộ ra trước mắt. Thường xuyên suy nghiệm, ta sẽ thấy được bản thân chân thực của mình, cũng nhận ra được đâu là cái tôi giả dối. Cứ như vậy sẽ trở thành một thói quen, cảnh giới của bạn sẽ không ngừng đề cao.

Trong Luận Ngữ có nói: “Ta mỗi ngày phản tỉnh ba điều: Lo việc cho người đã làm hết mình chưa? Làm bạn với người có thành khẩn, giữ được chữ tín chưa? Lời thầy dạy dỗ đã luyện tập chưa?”.

Khi bạn nghĩ đến việc người khác đối xử tốt với bạn, bạn cũng sẽ có tâm nguyện muốn giúp đỡ người khác, sẵn sàng cùng họ kết giao tình, tình cảm giữa người với người vì thế mà bền lâu.

Khi bạn nghĩ đến việc bản thân có chỗ đối xử tốt với người khác, thì sẽ khiến cảm giác tự mãn của bản thân bành trướng không ngừng. Như vậy sẽ mất đi cái tôi chân thực.

Khi một người nào đó gây bất lợi cho bạn, bạn sẽ cảm thấy không thoải mái, sẽ tìm cách trừng trị người đó. Điều này là trở ngại cho việc hoàn thiện nhân cách của bạn, cũng là bất lợi đối với việc xây dựng quan hệ hài hòa giữa con người.

Khi bạn trong lúc vui sướng cần nhớ kỹ khắc chế bản thân, bởi vì con người ta thường “đắc ý quên hình”, quá đắc ý sẽ không giữ được thái độ đúng mực, gây tổn thương người khác, đánh mất bản tính của mình.

Có câu rằng: “Lùi một bước biển rộng trời cao”, khi gặp vấn đề nên “lùi một bước” để suy xét cẩn thận, để có những quyết định sáng suốt nhất.

Một niệm thiện, thì mọi thứ đều thiện; một niệm ác, tất cả đều là ác. Cho nên, cần phải dưỡng thành thói quen “giữ miệng”, cũng cần học được cách giữ cho chính cái tâm mình.

Tác giả: Vũ Ngọc