Người thợ điện lâu năm nói: "Mùa hè bật điều hòa cứ treo một chiếc khăn trong phòng", lợi đủ đường

( PHUNUTODAY ) - Mùa hè bật điều hòa, hãy treo một chiếc khăn trong phòng, rất hữu ích mà nhiều người không biết.

Vì sao nên treo khăn trong phòng điều hòa?

Thời tiết nóng có thể thúc đẩy các hoạt động vui chơi trong mùa hè, nhưng không nên để cơ thể phải chịu nóng quá lâu, vì quá nóng có thể gây hại cho não và các cơ quan trong cơ thể, theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ. Đổ mồ hôi là hệ thống làm mát tự nhiên của cơ thể. Thế nhưng, khi bạn không đổ đủ mồ hôi, bạn sẽ có nhiều nguy cơ phát triển một số bệnh liên quan đến nhiệt gọi là tăng thân nhiệt, bao gồm chuột rút, phù nề và đột quỵ do nhiệt.

Chính vì thế, giữ cho cơ thể ở trạng thái mát mẻ là rất quan trọng. Nói đến đây, rất nhiều người sẽ nghĩ ngay đến việc ngồi trong điều hòa hoặc dưới quạt. Nhưng theo kinh nghiệm của nhiều người thì ở trong điều hòa lâu có thể gây khô da, khô mũi... Bởi vậy, chúng ta có thể bắt gặp trường hợp một số người treo khăn trong phòng điều hòa mà không hiểu tại sao.

Vậy chiếc khăn treo trong phòng điều hòa đó có gì đặc biệt?

  • Bước đầu tiên, bạn chuẩn bị một nồi nước, cho vào nước một ít giấm trắng rồi khuấy đều.
  • Bước thứ hai là chuẩn bị một chiếc khăn và một chiếc móc áo. Nhúng chiếc khăn vào nước vừa rồi, vắt khăn sang trạng thái "khô một nửa" rồi treo lên móc áo.
  • Bước thứ ba là treo chiếc khăn vừa rồi trong phòng điều hòa.

Lợi ích của việc treo khăn trong phòng điều hòa là gì?

  • Vì hơi ẩm trên khăn có thể liên tục bay hơi và làm tăng độ ẩm trong phòng điều hòa, nên mọi người ở trong phòng điều hòa thì da sẽ không có cảm giác khô ráp, khó chịu.
  • Thứ hai, theo nghiên cứu, độ ẩm trong phòng điều hòa đạt từ 60% đến 70% có thể làm giảm nhanh khả năng lây truyền của virus cảm lạnh.
  • Chức năng thứ ba là do trên khăn có pha một ít giấm trắng nên có thể khử một phần mùi hôi trong phòng điều hòa và giúp không khí trong lành hơn.

Mẹo dùng điều hòa tiết kiệm điện 10 lần

Chọn chế độ “dry”

Dùng điều khiển để chuyển chế độ lạnh từ “Cool” (hơi lạnh, hình ảnh biểu thị là bông tuyết” sang chế độ “Dry” (trừ ẩm, hình ảnh biểu thị là giọt nước). Thao tác đơn giản trên sẽ giảm công suất tiêu thụ điện của điều hòa sẽ giảm đi 10 lần, hạn chế sốc nhiệt vì nhiệt độ phòng sẽ không thấp quá 23 độ C và không dao động lớn với nhiệt độ bên ngoài.

Trên thực tế, phương pháp này tiết kiệm điện bởi khi hoạt động ở chế độ Cool, điều hòa lấy nhiệt nóng từ trong phòng để đẩy ra cục nóng bên ngoài, giúp làm giảm nhiệt độ, làm mát không khí trong phòng. Điện năng cho hoạt động này của điều hòa là khá nhiều. Trong khi đó, nếu ở chế độ Dry, điều hòa sẽ hút hơi ẩm ra khỏi phòng, trả lại không khí trong lành và khô ráo hơn. Chế độ này tiêu thụ điện năng ít hơn chế độ làm mát.

Không bật tắt liên tục và nhớ ngắt aptomat

Nếu có thói quen để nhiệt độ lạnh sâu, chờ cho phòng thật mát thì tắt điều hòa và bật quạt, đến khi cảm thấy nóng thì lại bật máy một lúc thì bạn nên dừng lại. Bởi thực tế, đây là một sai lầm làm tốn điện thêm và còn nhanh hỏng máy.

Khi khởi động, máy điều hòa phải tiêu tốn rất nhiều điện năng để bật máy nén, động cơ quạt và để làm lạnh không khí đến mức nhiệt độ yêu cầu. Vì khi đó nhiệt độ trong phòng đã nóng lên vài độ, đến mức cơ thể cảm nhận được.

Thao tác Bật/Tắt liên tục cũng khiến điều hòa giảm độ bền. Theo lời khuyên, hãy luôn bật máy và tắt trước khi định ra ngoài khoảng 30 phút là hợp lý. Sau khi dùng điều khiển từ xa để tắt máy, hãy ngắt luôn Aptomat (công tắc nguồn điện vào máy) vì thực tế, khi tắt bằng điều khiển, máy vẫn tiêu thụ điện ngầm.

Chống thoát nhiệt qua khe hở

Khi bật điều hòa, nếu căn phòng nhà bạn có khe hở, sẽ không thể mát nhanh và dễ bị thất thoát không khí lạnh ra ngoài. Nếu điều hoà mới còn có thể làm mát nhanh, nhưng các loại máy cũ đã sử dụng lâu, việc không khí lạnh bị lọt ra ngoài từ kẽ hở sẽ khiến máy luôn hoạt động công suất cao.

Bạn có thể tự kiểm tra bằng cách ra bên ngoài đặt tay vào cửa sổ, các kẽ hở của cửa ra vào. Nếu tay thấy mát thì chắc chắn không khí trong nhà lọt ra ngoài. Vì vậy, bạn có thể bịt kín các kẽ hở bằng keo hoặc nhờ thợ vào kiểm tra, xử lý.

Tác giả: Mộc