Công dụng và ý nghĩa của cây khế
Cây khế là loại cây dân dã dùng để lấy quả và lá. Quả khế thường là loại quả ăn vặt chứ không được đánh giá cao như các cây ăn quả khác. Cây khế gần gũi với người Việt bởi sự tích ăn khế trả vàng.
Cây khế gắn bó với hình ảnh quê hương bởi câu hát "Quê hương là chùm khế ngọt" nên càng có ý nghĩa gần gũi thân thương. Cây khế biểu trưng cho sự mộc mạc hiền lành tốt bụng.
Cây khế có nhiều công dụng trong dân gian như dùng lá làm nước tắm để thanh nhiệt trị mụn nhọt rôm sảy bệnh ngoài da. Quả khế để nấu ăn, làm mứt. Quả khế còn được y học hiện đại khẳng định là loại quả nhiều dinh dưỡng, có nhiều công dụng chống oxy hóa, phòng ngừa bệnh tuyến tiền liệt...
Trong phong thủy cây khế là loại cây chiêu tài hút lộc mang lại may mắn. Nhưng chùm hoa khế quả khế lúc lỉu biểu trưng cho phúc lộc tiền tài dồi dào, con cháu đông đủ vui khỏe đầy đàn. Cây khế cũng có ý nghĩa biểu trưng cho sự no đủ sung túc gia đình thịnh vượng, con cháu đông đúc. Khế đặc biệt là cây dễ trồng ít sâu bệnh nên trồng làm cảnh rất thuận lợi.
Cây khế lại là giống cây cũng rất dễ trồng làm cảnh vì không cần đất rộng mà có thể trồng trong chậu. Thế nên ngày nay nhiều người trồng cây khế bonsai hoặc trồng cây khế trong chậu nhỏ để làm cảnh.
Những người hợp trồng cây khế
Cây khế có đặc điểm là thân cây có vỏ màu nâu, lá xanh, khi quả chín có màu vàng tươi nên cây khế hợp với người mệnh Thổ và mệnh Hỏa. Những người mệnh Thổ và Hỏa rất thích hợp trồng cây khế.
Cây khế cũng được xem là cây biểu trưng cho người thật thà chánh pháp nên thực tế cây khế không khắc các mệnh. Những gia đình có trẻ nhỏ, người già phụ nữ rất thích hợp trồng cây khế để lấy lá dùng tắm rửa, trị mụn nhọt.
Chú ý khi trồng cây khế
Cây khế có loại khế ngọt khế chua, tùy theo sở thích của gia đình nên chọn loại cây phù hợp.
Cây khế là cây thân gỗ to rễ ăn sâu nên nếu trồng bạn chú ý vị trí cho chúng tránh bị ảnh hưởng xấu từ cây khế. Nếu trồng cây khế xuống đất thì lưu ý không trồng sát tường, tránh vị trí chặn trước cửa ra vào vì khi cây khế to lên có thể vướng lối đi, chắn cửa đón tài lộc. Do đó khi trồng xuống đất nên trồng sau nhà hoặc bên cạnh sân vườn, lối đi. Nếu trồng cây khế trong chậu thì có thể trồng trước nhà nhưng nên để chậu vừa phải tránh cây to chắn lối đi, che cản tầm nhìn, chắn gió chắn khí.
Trồng cây khế trực tiếp xuống đất sân vườn thì không cần chăm bón nhiều trừ khi giai đoạn mới trồng nhưng nếu trồng chậu đất ít thì cần chú ý tưới nước và bón phân để cây có thể phát triển tốt.
*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm
Tác giả: An Nhiên
-
Tổ Tiên chỉ bảo: "Phòng khách sáng thì giàu có thịnh vượng, phòng thờ sáng thì lụi", vì sao lại như thế?
-
Thầy phong thủy nhắc nhở: Dâng rượu thắp hương phải lưu ý điều này kẻo pham kỵ, nhiều nhà mắc mà không biết
-
Người mệnh nào hợp trồng cây hoa giấy nhất?
-
Trồng 3 loại cây rau củ quả này, không cần chăm cũng lớn, trồng 1 lần có thể ăn chục năm
-
Đúng sáng mùng 1 âm, đặt 6 loại hoa đánh thức tài lộc lên bàn thờ, cả tháng may mắn, vượng phát