Cây khế gắn liền với truyền thuyết về con người nhân hậu
Cây khế xa xưa là cây quen thuộc dân dã và đã gắn liến với câu chuyện cổ tích về cây khế, tích ăn khế trả vàng, người thật thà tốt bụng nên có phước, kẻ tham lam bị diệt. Bởi thế cây khế trong tâm thức người Việt như loại cây mang lại tài lộc vàng bạc và bảo vệ phước báo cho gia đình.
Ngày nay nhiều người trồng cây khế dạng cây cảnh phong thủy thu hút tài lộc. Đặc điểm cây khế ra hoa từng chùm, quả lúc lỉu chín vàng như những thỏi vàng treo trên cây. Cây khế không cần đất rộng mà có thể trồng trong chậu nên cũng thích hợp làm cảnh.
Người này rất hợp trồng cây khế
Cây khế có thân vỏ màu nâu, hoa tím, lá xanh quanh năm, quả chín vàng nên khá cân bằng màu sắc và hợp với người mệnh Thổ và mệnh Hỏa. Những người tuổi Tỵ, Ngọ, Dần cũng được cho là thích hợp với cây khế.
Hơn nữa vì cây khế biểu trưng cho bảo vệ phước báo nhờ lòng nhân hậu, cây khế đại diện cho lương thiện chánh pháp, nhắc nhở người ta về chuyện lam tham trả giá nên trồng cây khế không sợ gây khắc mệnh. Hơn nữa cây khế lại công dụng tốt cho sức khỏe, tốt cho làm đẹp, cho trẻ nhỏ người già. Thế nên các gia đình đều có thể trồng cây khế mà không sợ bị khắc mệnh khắc tuổi.
Những lợi ích khi trồng cây khế trong nhà
Người xưa nói trồng cây khế trong nhà nhiều may mắn là bởi chúng có nhiều lợi ích thực tế ngoài ý nghĩa tâm linh phong thủy.
Cây khế giúp trị rôm sảy mụn nhọt: Mẩn ngứa rôm sảy là tình trạng hay gặp ở trẻ nhỏ, phụ nữ mà nước lá khế dùng tắm là kinh nghiệm lâu đời trong dân gian. Khế có tính kháng khuẩn trị mụn nhọt ngoài da tốt.
Quả khế nhiều công dụng: Quả khế được khoa học hiện đại chứng minh là có nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, có thể chống oxy hóa. Bởi thế ăn quả khế rất tốt cho con người. Hơn nữa trong ẩm thực Việt thì nhiều món ngon cần dùng khế như khế rang tép, khế xào sách bò, khế nấu canh chua...
Lưu ý trồng cây khế cho hợp phong thủy
Cây khế là cây thân gỗ to rễ ăn sâu nên nếu trồng bạn chú ý vị trí cho chúng. Nếu trồng cây khế xuống đất thì lưu ý không trồng sát tường, tránh vị trí chặn trước cửa ra vào vì khi cây khế to lên có thể vướng lối đi, chắn cửa đón tài lộc. Do đó khi trồng xuống đất nên trồng sau nhà hoặc bên cạnh sân vườn, lối đi. Nếu trồng cây khế trong chậu thì có thể trồng trước nhà nhưng nên để chậu vừa phải tránh cây to chắn lối đi, che cản tầm nhìn, chắn gió chắn khí.
Cây khế trồng xuống đất thì không cần chăm bón nhiều trừ khi giai đoạn mới trồng nhưng nếu trồng chậu đất ít thì cần chú ý tưới nước và bón phân để cây có thể phát triển tốt.
Cây khế còn là cây thuốc dân gian rất tốt cho sức khỏe. Lá khế dùng để trị mụn nhọt rôm sảy tốt cho trẻ nhỏ, người lớn. Quả khế nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm
Tác giả: An Nhiên
-
Tuyệt đối không trồng 4 loại cây này trước nhà, kẻo tài lộc, may mắn biến mất và vận xui tìm đến
-
Dọn nhà cuối năm không được phạm vào 6 điều này kẻo “quét” lộc ra khỏi nhà
-
Mẹo cắt bánh chưng bằng dao không bị dính cực nhanh và đơn giản
-
3 khung giờ Đại Lộc để làm lễ cúng Rằm tháng Chạp năm Giáp Thìn
-
Mẹo luộc bánh chưng xanh biếc, để thoải mái không mốc, không lại gạo