Người xưa mách cách trồng cây cảnh phía Đông hốt vàng phía Tây chạm bạc, làm theo ngay để giàu có

( PHUNUTODAY ) - Theo lời dạy của người xưa thì cách trồng cây cảnh thế này sẽ mang lại phong thủy tốt lành và giá trị kinh tế.

Phía đông hốt vàng nhờ trồng cây lựu 

Cây lựu còn gọi là thạch lựu là một loại cây cảnh tốt lành. Đặc trưng cây lựu là hoa đỏ tươi đẹp, quả chín vỏ đỏ, ruột đỏ mọng. Bởi thế trông hoa lựu quả lựu như muôn nén vàng trên cây. Cấu trúc bên trong nhiều hạt lưu đỏ rực chi chít kết lại với nhau biểu trưng cho sung túc đủ đầy.

Hướng Đông là hướng đón nắng sớm. Nên trồng cây lựu ở hướng Đông, vào sớm mai khi nắng lên chiếu vào hoa và quả lựu trông càng đẹp khiến không gian lung linh như có muôn ngàn nén vàng trước nhà. Quả lựu dáng như những chiếc đèn lồng trong nắng như thắp lên muôn niềm vui chiêu tài rước lộc. 

Cây lựu phía Đông hốt vàng

Màu đỏ của hoa lựu và quả lựu giúp tinh thần gia chủ hưng phấn, khởi lên sự may mắn. Hơn nữa màu đỏ tươi của hoa và quả lựu, nếu trồng ở hướng Đông, buổi sáng khi mặt trời mọc tỏa nắng sẽ khiến cây tỏa ra ánh sáng vàng. Vì vậy mà dân gian nói rằng, trồng lựu phía Đông là vàng.

Cây lựu dáng thấp, quả dễ bị nứt khi nắng gay gát nên trồng phía Đông đón nắng sáng sẽ thuận hơn trồng phía Tây chịu nắng gắt buổi chiều sẽ làm quả lựu bị nứt vỏ. Do đó trồng cây lựu hướng Đông vừa đẹp vừa phong thủy lại vừa kinh tế.

Phía Tây chạm bạc khi trồng cây hồng

Cây hồng nhắc ở đây chính là hồng giòn, hồng ngâm. Cây hồng có đặc trưng dáng cao, nhiều quả, quả màu cam trông rất đẹp. Khi cây hồng nhiều quả, lá sẽ rụng tạo nên một cảnh sắc tuyệt vời. Cây hồng thường có rất nhiều  quả, quả màu rực rỡ biểu trưng cho may mắn tài lộc.  Ăn quả hồng rất tốt cho sức khỏe vì vậy cây hồng được xem là loại cây mang lại kinh tế cho người dân thời xưa.

Cây hồng phía Tây

Quả hồng bừng sáng trong nắng chiều xua đi sự u ám và giống như những đèn lồng vào mùa thu. Ngày thu khí vượng, nhưng nắng không gắt như mùa hè. Cây hồng lại rất cao nên trồng hướng tây giúp chắn nắng vào nhà, làm nhà mát hơn, bớt đi tà khí. Cây hồng hướng Tây cao còn giúp mát mùa hè và ấm mùa đông. Quả hông chín dịp thu đông nên càng đẹp tạo ra màu sắc tuyệt vời giữa ảm đạm xám xít của bầu trời mùa đông. Khi Mặt trời lặn, sương muối sẽ vương trên những quả hồng đỏ rực tạo ra những ánh bạc trong đêm. Những hình ảnh này đã khiến người xưa cho rằng ‘phía Tây trồng hồng là bạc’.

Cây hồng trong phong thủy biểu trưng cho phúc lộc sung túc, con cháu thuận hòa, gia đình giàu có tốt lành.

Ứng dụng ngày nay ra sao?

Cây lựu là cây ăn quả và cũng là cây cảnh. Cây lựu có thể trồng trong chậu hoa đẹp. Nên ngày nay nhiêu gia đình trồng cây lựu trước nhà làm cảnh. Còn cây hồng đặc tính là cây cao lớn thường phát triển nơi núi đồi nên khó trồng làm cảnh. Do vậy nếu nhà bạn có nhà mặt đất, đất rộng thì có thể trồng lựu hồng như người xưa.

Cây lựu có thể trồng chậu

Còn nếu nhà chật, nhà phố, chung cư thì  trồng lựu trong chậu bạn lưu ý trồng ở nơi có nhiều sáng thì cây nở hoa đẹp và sai quả. Hơn nữa lựu gặp ánh nắng sẽ tỏa ra sự lung linh lập lòe càng đẹp hơn. Nhiều gia đình sẽ thay trồng cây hồng giòn thành cây hồng đá là cây cảnh phù hợp với trồng tại nhà. Cây hồng đá là cây cảnh sai quả sai hoa, quả tròn tương tự quả hồng giòn. Cây hồng đá hiện nay cũng là cây cảnh phong thủy chiêu tài hút lộc hấp dẫn nhiều người. Khi đó bạn có thể bài trí Đông Lựu Tây Hồng như người xưa.

*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm

Tác giả: An Nhiên