Ung thư vú xuất hiện khi có sự phát triển bất thường của các tế bào ung thư trong những mô ở ngực. Các triệu chứng của căn bệnh này là ngực xuất hiện một vài cục u, núm vú sưng đau hoặc chảy máu bất thường từ núm vú. Bệnh này hầu hết xuất hiện ở nữ giới.
Tiền sử bệnh cá nhân
Những phụ nữ có tiền sử đã từng mắc các bệnh như ung thư buồng trứng, ung thư đại trực tràng, ung thư cổ tử cung có nguy cơ cao mắc ung thư vú.
Tương tự, những phụ nữ chưa mang thai hoặc lần đầu tiên mang thai sau 30 tuổi, thì cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những phụ nữ có con trước tuổi này. Việc cho con bú góp phần làm giảm tỷ lệ ung thư ở phụ nữ. Thời gian cho con bú càng lâu thì nguy cơ bị ung thư vú ở phụ nữ đó càng thấp.
Thừa cân béo phì có nguy có mắc
Phụ nữ thừa cân nặng có nguy cơ cao mắc ung thư vú hơn so với người phụ nữ có thân hình mảng mai. Ở các nước phát triển như Pháp, Anh, Mỹ phụ nữ mắc ung thư vú rất cao do tỷ lệ phụ nữ thừa cân nặng cao. Phần lớn bệnh nhân ung thư vú có chỉ số BMI lớn hơn 23.
GS. Bá Đức khuyến cáo chế độ ăn nhiều chất béo, thiếu rau xanh, hoa quả và vi chất… Khiến cho chỉ số cholesteron tăng, cộng thêm những thực phẩm không an toàn hiện nay (rau nhiễm thuốc trừ sâu, thịt có chất tăng trường) tăng nguy cơ mắc bệnh.
Lối sống lười vận động - hoạt động thể lực, làm việc trong môi trường nhiễm phóng xạ là yếu tố nguy cơ khiến bệnh ung thư vú tăng.
Yếu tố kích hoạt gen ung thư vú
Ung thư vú là căn bệnh có tính di truyền có nghĩ là các thế hệ trước như bà, mẹ mang gen ung thư vú có thể truyền lại cho con gái. Tùy theo mỗi dân tộc mà tỷ lệ di truyền gen cho con gái là khác nhau. Ở Việt Nam tỷ lệ di truyền gen ung thư vú chiếm khoảng 2%.
"Yếu tố gen gây ra ung thư vú ở Việt Nam ít không đáng kể. Không phải tất cả các trường hợp mang gen đều trở thành ung thư. Người mang gen ung thư vú, gen đó phải được kích hoạt mới phát bệnh. Các yếu tố kích hoạt gen khi tiếp xúc phóng xạ, thuốc trừ sâu, béo phì, rượu bia… cộng lại sẽ kích hoạt (gen ung thư ngủ) gây bệnh", GS. Bá Đức chia sẻ.
Theo chuyên gia các phòng ung thư vú đơn giản nhất là giảm thiểu các yếu tố nguy cơ nói trên. Giảm các yếu tố ngoại sinh bằng cách chế độ ăn cân đối tránh béo phì, không uống rượu, không dùng thuốc nội tiết kéo dài, tăng cường hoạt động thể chất.
Sinh con và cho con bú sữa mẹ tới 24 tháng tuổi. Nếu trong gia đình có mẹ, chị, em gái mắc ung thư vú thì nên tầm soát thường xuyên 6 tháng/lần.
Tác giả: Lại Thị Phượng
-
6 thói quen buổi sáng tưởng vô hại lại nhưng đang âm thầm phá hủy lá gan mỗi ngày
-
Điểm mặt 6 dấu hiệu bất thường ở vùng lưỡi cảnh báo vấn đề nguy hiểm về sức khỏe không thể bỏ qua
-
Gợi ý muôn kiểu lên đồ với chân váy midi chuẩn thời thượng cho các công sở xinh hết phần thiên hạ
-
5 loại cây phong thủy trồng trước nhà sẽ giúp giả chủ gom hết tài lộc của thiên hạ, cả đời giàu sang
-
Điều ước của Cát Phượng khiến nhiều người xúc động