Sự phát triển của điện thoại thông minh mang lại nhiều lợi ích trong việc kết nối của mọi người. Song hành với điều đó là những kẻ xấu luôn tìm cách lợi dụng sơ hở của người dùng để lấy cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản. Hiện nay, các chiêu trò lừa đảo qua điện thoại xuất hiện nhiều và liên tục biến hóa. Người dân phải hết sức cảnh giác để tránh gặp tình huống mất tiền mất của.
Một chiêu trò lừa đảo mới xuất hiện. Khi gặp phải trường hợp như vậy, người dùng nên tắt nguồn ngay lập tức.
Lừa đảo bằng thiết bị theo dõi
Đây là một thủ đoạn lừa đảo tinh vi. Kẻ xấu sẽ bí mật cài đặt một thịt bị theo dõi ở những ngóc ngách mà chúng từng đến và quen thuộc. Thiết bị này sẽ liên tục hoạt động, quét số điện thoại di động của người dùng trong phạm vi phủ sóng của nó. Thiết bị sẽ chặn mã xác minh (mã OTP) mà các số điện thoại này nhận được. Chỉ cần có số điện thoại và mã xác minh là chúng có thể thực hiện các chiêu lừa đảo.
Kẻ xấu sẽ gửi về điện thoại của nạn nhân một thông báo tín hiệu mạng kém và chặn mã xác minh. Nạn nhân sẽ nghĩ rằng mạng kém nên không nhận được mã xác minh. Lúc này, nếu người dùng vẫn bật điện thoại thì các thông tin như số CMND, tài khoản ngân hàng sẽ bị đánh cắp, tiền trong tài khoản cũng bị chiếm đoạt.
Do đó, khi nhận được tin nhắn tín hiệu mạng kém, người dùng cần tắt nguồn điện thoại ngay để kẻ xấu không thể xâm nhập vào điện thoại và lấy cắp các thông tin quan trọng.
Lừa đảo mua sắm trực tuyến
Việc mua sắm trực tuyến ngày nay đã trở nên phổ biến và được nhiều người ưa chuộng. Dù ngồi tại nhà hay bất cứ nơi đâu, bạn cũng có thể mua được những món đồ mà mình cần. Các thao tác mua sắm trực tuyến thường khá đơn giản. Kẻ xấu có thể lợi dụng những kẽ hở trong thao táo mua sắm cũng như sự chủ quan của người tiêu dùng để chiếm đoạn tài sản.
Những kẻo lừa đảo sẽ thu thập thông tin mua sắm trực tuyến của nạn nhân xem gần đây họ đã mua những gì. Sau đó, chúng gửi một tin nhắn đến điện thoại của nạn nhân để thông báo giao dịch mua sắm gần đây đã xảy ra lỗi và yêu cầu nạn nhân thực hiện các thao tác để hoàn tiền.
Chúng sẽ gửi một đường link để nạn nhân truy cập và lấy lại tiền.
Nếu nạn nhân hỏi tại sao không thực hiện việc hoàn tiền trên phần mềm, kẻ xấu sẽ nói rằng việc đó làm giảm lượng đơn hàng, ảnh hưởng đến uy tín và mong người mua hỗ trợ.
Nếu làm theo những yêu cầu này, người dùng sẽ mất tiền. Khi click vào đường link giả mạo, trang web sẽ yêu cầu nhập tài khoản ngân hàng, mã xác minh. Khi người dùng bấm trả sản phẩm, một cửa sổ yêu cầu mật khẩu thanh toán sẽ hiển ra. Trang web này do kẻ xấu lập ra với mục đích lấy được số tài khoản, mật khẩu và mã xác minh của người dùng. Khi có được tất cả các thông tin này, chúng sẽ rút sạch tiền trong tài khoản của người dùng.
Lưu ý để bảo vệ thông tin cá nhân cũng như tài khoản ngân hàng
Người dân không được cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, mã OTP cho bất cứ ai.
Với các mạng xã hội, nên thiết lập xác thực 2 bước. Khi tài khoản mạng xã hội bị kẻ xấu chiếm đoạt, hãy nhanh chóng thông báo với người thân, bạn bè để tránh bị lừa.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Có 1 chữ trên sổ đỏ: Ai mua bán đất đai phải nhìn thật kĩ kẻo mất tiền oan
-
Có tiền gửi tiết kiệm đừng chọn kỳ hạn 6 tháng hay 1 năm: Làm cách này dù ít tiền vẫn hưởng lãi cao
-
Từ 10/2023: 6 trường hợp bắt buộc phải đi đổi lại Giấy đăng ký xe máy, nếu không muốn CSGT phạt nặng
-
Thấy số điện thoại này gọi đến tuyệt đối không nghe, không gọi lại: Đặc biệt trường hợp 1
-
5 công việc trong ngành Công nghệ thông tin có mức lương ‘khủng’, khởi điểm 10 triệu đồng/tháng là bình thường