Nhìn vào đặc điểm này để tìm người bạn thật tâm đối đãi, tránh "đâm quàng bụi rậm", thiệt của, thiệt thân

( PHUNUTODAY ) - Người chân thật thường ít thể hiện, kẻ giả tạo lại nổi bật giữa đám đông. Nhưng dù thế nào cũng hãy chọn cho mình cách sống chân thật. Sống chân thật không chỉ với gia đình mà còn với cả xã hội, chỉ khi ấy bản thân bạn mới cảm thấy không hổ thẹn với lương tâm.

Người chân thật

Sống chân thật chính là sống có sự nhất quán giữa bên ngoài và bên trong. Sự nhất quán thể hiện trong suy nghĩ và hành động, không hề che lấp bất cứ thứ gì. Họ không ngần ngại giúp đỡ và chỉ bảo tận tình cho chúng ta.

Người giả dối

Người giả dối thường đeo cho mình một chiếc mặt nạ xinh đẹp nhằm che đậy những ý định xấu xa của bản thân với người khác hoặc đơn thuần chỉ là cố giấu kín một vài điều không hay của chính mình. Muốn biết người bên cạnh là người chân thành hay giả dối, chỉ cần lưu tâm đến những câu nói giao tiếp, những hành động của họ là đủ.

1. Người chân thật tôn trọng người khác, kẻ giả tạo chỉ tôn trọng người có tiền, có quyền

Người chân thật luôn hữu ích không toan tính, không quan tâm đến lợi ích riêng. Đặc biệt họ không có quan tâm đến địa vị của người khác khi giúp đỡ họ. Trong khi kẻ giả tạo lại luôn phải tìm ra lý do để giúp đỡ, tốt bụng với người khác.

Người chân thành tìm ra cách để tôn trọng mọi người, khi mà người giả dối lại chỉ cố gắng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với người xung quanh chỉ nhằm mục đích lợi dụng hơn là sự chân thành.

2. Người chân thành thực hiện lời hứa, kẻ giả tạo chỉ hứa để đấy

Với người sống chân thành, khi họ đã hứa nhất định sẽ thực hiện. Mọi lời nói ra sẽ đồng nhất với hành động. Bên trong họ nghĩ gì ta không thấu nhưng bên ngoài, mọi việc làm sẽ đi đôi với lời nói. Họ giúp ta không vụ lợi, toan tính. Giúp chỉ đơn thuần là giúp.

Còn với kẻ giả tạo, họ sẵn sàng hứa nhưng chúng chỉ được coi là lời "hứa lèo". Càng "nổ" to thì cơ hội thực hiện lời hứa ấy càng xa vời. Bạn có thể tin tưởng con người này một lần nhưng tuyệt đối đừng cho phép bản thân "dại dột", chịu tổn thương thêm lần nữa.

3. Người chân thật không khoe mẽ, kẻ giả tạo khoe mẽ khắp nơi

Sự thật là những người chân thành thường rất khiêm tốn, thật thà, đối xử với những người xung quanh bằng cái tâm của mình. Với họ, sống chân thành, tử tế sẽ khiến họ hạnh phúc. Họ có thể sống hòa đồng, đôi khi chọn cho mình cách sống ẩn mình, kín đáo để đỡ phiền hà.

Ngược lại, kẻ giả tạo luôn muốn mình ở vị trí cao hơn, họ sẵn sàng khoe mẽ về mọi thứ thành tích mà họ có. Cũng giống như câu chuyện “Người đẹp và Quái vật”. Sự tương phản của Quái vật xấu xí nhưng thông minh, không khoe khoang và gã Gatson lại thích phóng đại thành tích không có thực của mình.

4. Người chân thật luôn tìm cách để tránh làm tổn thương người khác

Người chân thành họ quan tâm đến hoàn cảnh, tâm trạng của người khác. Họ hiểu đối phương đã hết sức và họ tìm cách lựa lời để tránh gây ra những tổn thương không đáng có.

Khi kẻ giả tạo chỉ thích hạ thấp người khác xuống nhằm mục đích nâng mình lên vị trí cao hơn. Họ sẵn sàng dùng những lời nói sát thương người khác chỉ vì sự ích kỷ muốn bảo vệ bản thân mình.

5. Người chân thành luôn tử tế, khi kẻ giả tạo chỉ tử tế khi muốn đạt lợi ích

Thực tế, người chân thành sẽ giúp bạn một cách vô tư, không vụ lợi. Với họ, việc giúp đỡ người khác là hành động nên làm, trượng nghĩa, làm như vậy giúp họ được sống an nhiên, thanh thản.

Ngược lại, kẻ sống giả tạo, hai mặt chỉ khi đạt được lợi ích, họ mới sẵn sàng giúp đỡ bạn. Hoặc ngược lại, họ sẽ ngọt nhạt giả dối để được bạn hết mình gúp đỡ và đương nhiên, sau khi xong việc, họ sẽ "phủi mông" tạm biệt bạn.

Đã từ lâu chúng ta chẳng còn bất ngờ khi phát hiện ra một người luôn tốt bụng hóa ra chỉ là vẻ về ngoài, đằng sau đó là một bộ mặt giả tạo đến không ngờ tới. Cuộc sống này thật sự tìm được sự chân thật từ người khác đâu phải điều dễ dàng.

Con người sống chân thật là một phẩm chất đáng quý. Sự chân thật, không lừa dối của bạn sẽ nhận được sự tin tưởng từ những người xung quanh. Chính sự chân thật ấy sẽ là thước đo giá trị đạo đức chuẩn xác nhất của con người.

Mặt nạ giả dối chỉ sử dụng được một lần, không thể cả đời. Người sống giả tạo có thể lừa người một lần nhưng đến lần sau, nhất định sẽ phải trả giá. Cả đời chỉ có cô đơn và nghèo đói bủa vây mà thôi.

Sống trên đời, một lòng hướng thiện, đừng tham sân si, vụ lợi. Sống như vậy, bạn không cảm thấy mệt mỏi, phiền chán sao? Hãy dừng lại trước khi quá muộn bởi lẽ "quay đầu là bờ". Không ai đánh kẻ chạy lại, mọi người sẽ chấp nhận cho bạn cơ hội sửa sai. Hãy sống thật tử tế để không uổng phí kiếp người. 

Tác giả: Hiểu Lam