Những ai thường hay mắc bệnh nhiễm độc thai nghén?

( PHUNUTODAY ) - Bệnh nhiễm độc thai nghén là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với những người đã bị mắc bệnh. Vậy những đối tượng nào thường sẽ mắc bệnh, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé!

Đối tượng nào thường mắc bệnh nhiễm độc thai nghén

Những bà bầu có nguy cơ bị nhiễm độc thai nghén cao

Mẹ bầu bị tăng huyết áp hoặc bị bệnh thận trước khi mang thai.

Mẹ mang thai lần đầu tiên hoặc mang thai dưới 18 tuổi.

Mẹ mang thai đôi hoặc mang thai trên 40 tuổi.

Mẹ bầu bị béo phì hoặc bị huyết áp cao.

Nhiễm độc thai nghén là một biến chứng có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, thường gặp ở những mẹ bầu có tiền sử bệnh tim, huyết áp cao khi mang thai, thai phụ béo phì, viêm cầu thận, mang song hoặc đa thai, đa ối, tiểu đường hay thai phụ dưới 20 hoặc trên 40 tuổi.

Ở mỗi thời điểm, nhiễm độc thai nghén lại có những dấu hiệu khác nhau. Nếu như xảy ra trong giai đoạn đầu, mẹ bầu sẽ có dấu hiệu nôn mửa rất nhiều. Còn ở giai đoạn sau, mẹ nhận biết nhiễm độc thai nghén dựa vào 3 triệu chứng:

 

– Albumin có trong nước tiểu là một dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm độc thai nghén. Chỉ số này giúp bác sĩ phát hiện sớm những trường hợp mắc bệnh để ngăn ngừa trước các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, mẹ bầu hãy xét nghiệm nước tiểu định kỳ nhé.

– Huyết áp cao: Nếu huyết áp của mẹ cao hơn 140/90 thì mẹ cần hết sức cẩn trọng vì đó là triệu chứng điển hỉnh của nhiễm độc thai nghén.

– Phù chân, mặt: Phù nề là tình trạng quen thuộc trong những tháng cuối thai kỳ nhưng sẽ trở nên nguy hiểm khi mẹ thấy mắt cá chân sưng, các ngón tay xoắn lại, mặt phù, kèm theo hiện tượng tăng cân đột ngột, đau đầu.

Ảnh hưởng của nhiễm độc thai nghén

Nhiễm độc thai nghén không chỉ ảnh hưởng tới mẹ mà còn gây nguy hiểm cho thai nhi.

Đối với mẹ

Nếu mẹ bị nhiễm độc thai nghén trong giai đoạn đầu, cơ thể mẹ sẽ bị mất nước, rối loạn điện giải, gầy sút cân, mệt mỏi.

Trong trường hợp nhiễm độc thai nghén xuất hiện ở cuối thai kỳ, sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro:

– Tiền sản giật: mẹ bầu sẽ cảm thấy choáng váng, mắt mờ, buồn nôn, phù chân nặng, huyết áp tăng, protein trong nước tiểu tăng.

– Sản giật: Biến chứng này thường xảy ra khi mẹ bầu qua tuần thai thứ 30, trong và sau chuyển dạ. Thai phụ sẽ lên cơn co giật rồi hôn mê, nếu không cứu chữa kịp thời, dễ dẫn đến suy tim, chảy máu não, phù phổi, thậm chí là tử vong.

Đối với thai nhi

Nhiễm độc thai nghén sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển của thai, trẻ sau sinh thường bị suy dinh dưỡng (trọng lượng dưới 2,5 kg), chậm phát triển, nguy hiểm nhất là thai chết lưu, sảy thai.

Một ảnh hưởng nữa là nhau bong non dễ gặp với những thai phụ bị bệnh này nên hay xảy ra tình trạng suy thai hoặc sinh non.

Cách điều trị nhiễm độc thai nghén

Tùy vào mức độ của bệnh mà mẹ bầu sẽ có những hướng xử lý khác nhau:

– Nếu nhiễm độc thai nghén ở mức nhẹ, bác sĩ sẽ cho mẹ dùng một vài loại thuốc ngăn ngừa cao huyết áp. Ngoài ra, mẹ cần thực hiện một chế độ ăn nhạt, nghỉ ngơi đầy đủ. Mẹ lưu ý khi nằm ngủ cần nằm nghiêng về bên trái để tránh ảnh hưởng tới quá trình cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi.

– Trong trường hợp tình trạng của mẹ nặng hơn, có thể mẹ sẽ phải nhập viện để theo dõi, đồng thời kéo dài thời gian sinh nhiều nhất có thể. Lúc này, cả thai nhi và mẹ bầu đều được theo dõi một cách cẩn trọng hết mức.

– Còn khi, nhiễm độc thai nghén tới mức không thể giữ lại thai trong bụng, mẹ sẽ buộc phải bỏ thai hoặc sinh non để không ảnh hưởng tới tính mạng của mình.

Tác giả:

Tin nên đọc