Theo báo Tuổi trẻ Thủ đô đưa tin, khoảng 19h tối 9/1, ông Nguyễn Văn T. (56 tuổi) thấy người mệt mỏi, đau bụng nên đã được người nhà gọi y sĩ đến khám. Sau khi thăm khám và đo huyết áp cho ông T., y sĩ này đã chỉ định truyền dịch cho bệnh nhân.
Sau khi truyền hết chai dịch thứ nhất, ông có biểu hiện đi ngoài, miệng rỉ máu. Người nhà lo lắng hỏi y sĩ, nhưng ông này trả lời không việc gì và tiếp tục truyền dịch. Đến 22h30 cùng ngày, khi truyền hết chai dịch thứ 3 thì ông T. có biểu hiện nôn mửa, miệng, mũi có dịch đen chảy ra, rồi lịm dần và tử vong lúc 22h45.
Nghi ngờ cái chết của ông T. có liên quan đến việc truyền dịch, người nhà đã bức xúc báo lên cơ quan chức năng yêu cầu làm rõ nguyên nhân. Ông Nguyễn Tiến Dũng - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, sau khi nhận được thông tin, cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra làm rõ, đồng thời báo cáo lên Sở Y tế Hà Tĩnh.
Trước đó năm 2012, trên thông tin đại chúng cho biết có một học sinh học lớp 4 ở huyện Đức Trọng, Lâm Đồng đã tử vong trong lúc đang truyền dịch tại một đại lý thuốc tư nhân. Cũng trong năm 2012, cái chết của chị Hoàng Thị Yến (sinh năm 1991, quê ở An Lão, Hải Phòng) tạm trú ở Cẩm Phả đã tìm đến nhà riêng của bà y tá Hương xin truyền dịch với lý do thấy mệt mỏi. Bà Hương đã truyền dịch cho chị Yến và hậu quả là xảy ra tai biến nặng nề dẫn đến tử vong.
Theo bác sĩ chuyên khoa, những bệnh nhân sau nên cẩn thận khi truyền dịch:
1. Bệnh nhân lớn tuổi, có độ lọc thận yếu, bệnh nhân tim mạch hay có bệnh lý về não khi truyền dịch chứa chất điện giải.
2. Trẻ bị sốt không được truyền muối, đường vì những chất này đi vào cơ thể sẽ làm tăng áp lực lên sọ, tăng phù não.
3. Bệnh nhi viêm phổi không nên truyền dịch vì dịch truyền làm tăng gánh nặng cho phổi, tim. Bệnh nhi viêm não, viêm màng não, cơ chế chọn dịch truyền phải theo địa chỉ của bác sĩ.
Làm gì khi bị sốc phản vệ?
Trong thời gian chờ đợi y bác sĩ cấp cứu hãy thực hiện các thao tác sau
1. Đặt người bệnh nằm ở tư thế chân cao hơn đầu
2. Nới lỏng quần áo và đắp chăn cho người bệnh
3. Nếu người bệnh bị nôn hay chảy máu từ miệng, hãy lật người bệnh nằm nghiêng để phòng sặc.
4. Nói chuyện liên tục với bệnh nhân để bệnh nhân giữ được nhịp thở, tránh rơi vào trạng thái hôn mê.
5. Nếu bệnh nhân ngưng thở hãy bắt đầu hồi sức tim phổi bằng ép hơi lồng ngực và hà hơi thổi ngạt cho bệnh nhân.
6. Kiểm tra xem nguyên nhân gây nên sốc phản vệ là do đâu
Tác giả: Nguyễn Thị Vân Anh
-
Bé Yến Nhi 14 tháng tuổi nặng 3,5kg: Tin MỚI NHẤT về bệnh tình của bé, mẹ nuôi đau buồn, lo lắng "cầu cứu"
-
Dự báo thời tiết 14/01: Bắc Bộ tiếp tục rét đậm, nhiệt độ giảm sâu.
-
NÓNG: Sập cầu Cái Trăng, tất cả người và xe rơi tự do, 2 bé nhỏ phải cấp cứu gấp
-
5 người chết thảm trong hầm nước mắm: Chỉ đạo "nóng" của Phó thủ tướng và nguyên nhân ban đầu của vụ việc
-
Bạn gái đòi chia tay, thanh niên tẩm xăng để cả 2 cùng chết và kết quả bất ngờ