Đồ ngọt
Đối với những người phụ nữ mang thai chức năng thải đường của thận sẽ giảm ở những mức độ khác nhau. Khi bạn mắc bệnh đường trong máu quá cao, thận sẽ làm việc quá tải và không có lợi cho sức khỏe. Đồng thời, sẽ khiến cho thai nhi của bạn gặp nhiều rắc rối dễ bị sinh non, em bé khó lòng phát triển toàn diện.
Đồ ăn quá mặn
Theo các nghiên cứu y học cho rằng, tỷ lệ tăng huyết áp có liên quan đến lượng muối ăn hằng ngày. Bởi hàm lượng muối ăn càng nhiều, tỷ lệ tăng huyết áp càng cao khiến cho mẹ bầu dễ mắc chứng phù, tiền sản giật ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Theo các chuyên gia mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 6g muối/ngày.
Thức ăn nhiều dầu, mỡ
Theo nhiều nghiên cứu y học cho thấy, khi mẹ bầu thường xuyên ăn đồ dầu mỡ sẽ dễ mắc bệnh ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Đồng thời, đồ ăn nhiều dầu mỡ còn khiến cho mẹ tăng cân, béo phì kèm theo nhiều căn bệnh mạn tính vô cùng nguy hiểm như máu nhiễm mỡ, cao huyết áp, tim mạch…Chính vì vậy, trong khi mang thai mẹ bầu nên tránh xa đồ ăn nhiều dầu mỡ.
Thực phẩm nhiều chất chua
Đối với những người phụ nữ mang thai thời kỳ đầu thường nghén, chán ăn, buồn nôn và nhiều người thích ăn của chua. Nhưng theo khuyến cáo của các nhà khoa học thì các chất có vị chua khác dễ bị tích lũy trong tổ chức bào thai, ảnh hưởng đến việc sinh trưởng, phát triển và sinh sản bình thường của tế bào thai nhi. Đồng thời, đồ chua cũng dễ dẫn đến đột biến gen, thai dễ dị dạng.
Thực phẩm để lâu
Trong quá trình mang thai phụ nữ không nên ăn loại thực phẩm để lâu, bị nhiễm độc hoặc có độc tố, không chỉ bị nhiễm độc cấp tính hoặc mãn tính, thậm chí còn hại đến thai nhi trong bụng. Trong 2 – 3 tháng đầu mang thai, phôi thai đang phát triển, tế bào phôi đang trong giai đoạn phân hóa, lúc này nếu độc tố xâm hại, khiến nhiễm sắc thể bị phá vỡ hoặc biến dạng, dễ sinh thai nhi dị tật, sinh non…
Tác giả: Min Min