Ăn ‘không trông nồi, ngồi ‘không trông hướng’
“Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” vốn là điều cha ông ta dạy con cháu mình khi ăn chung với người khác. Trên bàn ăn có thể bày rất nhiều món ngon và hấp dẫn. Nhưng nếu bạn chỉ ăn những gì mình thích mà không để cho người khác có cơ hội nếm chúng, thì cách hành xử này chẳng duyên dáng và đúng mực chút nào!
Chúng ta cần biết chia sẻ và chú ý tới những người xung quanh để không tự biến mình thành một người thiếu văn hóa. Thêm vào đó, cách đưa đồ dùng cho người khác cũng cần lịch sự, không nên quá thoải mái hoặc thô lỗ.
Vô tư hắt hơi
Khi bạn nếm một món ăn cay và có dấu hiệu sặc, hay cơn cảm cúm vẫn chưa kết thúc thì hắt hơi là một việc không thể tránh khỏi. Nhưng nếu bạn hướng mặt vào bàn ăn và vô tư hắt hơi thì hành động này lại vô cùng khiếm nhã. Bạn cần chú ý tới cảm nhận của người đối diện và hắt hơi một cách kín đáo nhất có thể để tránh việc mọi người cảm thấy mất vệ sinh khi đang dùng bữa.
Dùng điện thoại trong bữa ăn
Nếu bạn có thói quen dùng điện thoại trong bữa ăn thì nên bỏ dần đi. Việc sử dụng điện thoại trong khi ăn sẽ khiến những người xung quanh khó chịu, họ bị chi phối theo cuộc điện thoại của bạn. Chưa kể vừa ăn vừa nghe điện thoại hay sử dụng điện thoại sẽ ảnh hưởng đến dạ dày, sức khỏe của bạn.
Không ý tứ về chỗ ngồi và tư thế
Thông thường, nếu bạn dùng bữa với cha mẹ, người lớn tuổi hoặc cấp trên của bạn, thì bạn nên để họ chọn chỗ ngồi và mời họ ăn trước. Tùy tiện chọn chỗ hay quên mời người đối diện sẽ thể hiện sự thiếu tôn trọng.
Bạn cũng không nên có những hành động quá thoải mái hay dáng ngồi chưa hợp lý khi trò chuyện ăn cơm với họ. Ngày nay khi ăn, mọi người thường đặt khuỷu tay trên bàn, nhưng trước đây điều đó chỉ được phép khi bạn lấy các món ăn.
Dùng thìa của mình để múc gia vị, nhúng đũa vào bát canh
Mỗi lọ đường hay muối đều nên có thìa riêng để múc. Mặc dù việc dùng thìa riêng của mình để múc nhanh một muỗng có vẻ tiện lợi, nhưng việc ấy rất mất vệ sinh và sẽ khiến gia vị bị ẩm mốc, nhanh hỏng. Chuyện nhúng đũa riêng của mình vào nồi lẩu, tô thức ăn chung, chấm một bát nước chấm hay thậm sau khi đã cắn vào miếng thức ăn rồi nhưng vẫn chấm tiếp vào bát nước chấm chung cũng bị nhiều người coi là thói quen mất vệ sinh và không được lịch sự trên bàn ăn.
Những cử chỉ, hành động trên bàn ăn, tuy đơn giản nhưng bộc lộ rất nhiều về tính cách và lối sống của một người. Để không bị coi là mất lịch sự hay thiếu văn hóa, bạn nên ghi nhớ những nguyên tắc hành xử trên. Đặc biệt đối với những nàng dâu khi về ăn nhà chồng, việc lưu ý các quy tắc ứng xử trên sẽ giúp bạn ghi điểm trọn vẹn trong mắt các bậc phụ huynh.
Xới đồ ăn lung tung
Khi ngồi vào bàn ăn cơm với mọi người xung quanh, bạn nên nhìn và quan sát xem mình nên gắp món ăn nào, và miếng nào trong món đó rồi hãy đụng đũa. Tại sao nên như vậy?
Việc không xới đồ ăn lung tung không hẳn là kiêng kỵ vì điều thiêng liêng gì, chỉ đơn giản đó là sự thể hiện phép lịch sự của mỗi cá nhân khi ngồi chung trên bàn ăn. Nếu bạn cứ xới lung tung món ăn thì người khác sẽ cảm thấy khó chịu như thế nào chắc bạn biết mà.
Gõ đũa vào chén
Bữa ăn mọi người đang vui vẻ ăn uống nói chuyện, vô tình bạn gõ đũa vào chén khiến không khí mất vui mà còn cho thấy điều bất lịch sự tối thiểu. Chắc hẳn không bạn nào muốn, nhưng hãy xem lý giải nó vì sao nhé.
Khi bạn gõ đũa vào chén, chưa kể nó rất bất lịch sự và gây ồn ào thì nó còn có lý giải khác nữa là hành động gọi hồn, gọi người chết, rất kiêng kỵ.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
Cập nhật dịch Covid-19 ngày 28/2: Hàn Quốc có hơn 2.000 ca nhiễm
-
5 vật đại kỵ kiêng đặt trước cửa kẻo nhà nghèo mạt vận, rủi ro liên tiếp
-
BB Trần và Hải Triều trở về từ Hàn, hủy hết show diễn và tự giác cách ly 14 ngày
-
Sở hữu tướng cằm quý hơn kim cương, gia chủ làm gì cũng dễ dàng giàu có
-
Bí quyết chọn gà ngon săn chắc không chứa chất tăng trọng